Trang chủ Kiến thức bệnh học Bệnh trĩ Bệnh trĩ, chữa càng sớm càng tốt

Bệnh trĩ, chữa càng sớm càng tốt

Nội dung chính

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỉ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số (chủ yếu là nam giới). Nếu không biết phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể gây biến chứng…

 

 

 Thường được điều trị muộn

Ngoại trừ nguyên nhân táo bón thường gây tâm lý lo lắng cho bệnh nhân với các biểu hiện dữ dội ngay như chảy máu thành tia, giọt khi đi cầu, đau rát nhiều và búi trĩ thường xuất hiện sớm, các trường hợp còn lại, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua:

Do tâm lý e ngại: vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

Do tâm lý chủ quan: Ban đầu bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó, các hiện tượng này thường thoảng qua và ít gây khó chịu nên rất hay bị bỏ qua.

Bệnh trĩ khi đã nặng thường khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái. Có những bệnh nhân trĩ ôm mãi nỗi niềm không biết tỏ cùng ai đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường là quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau nhiều hơn.

 

Bệnh trĩ – Có thể phát hiện sớm

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

 

Xem thêm: Những loại quả đặc biệt tốt người bệnh trĩ nên ăn

 

Biểu hiện của bệnh trĩ:

Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:

– Tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn

– Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằn trong hố ngồi – trực tràng… gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải thường xuyên chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bởi vì, bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị càng phức tạp và càng dễ tái phát

 

Hesperidin –  flavonodid chiết xuất từ vỏ quả cam chanh giúp tăng sức bền thành mạch 

Hesperidin là một flavanon glycosid (flavonoid) – nhóm lớn các hợp chất polyphenol tự nhiên. Hesperidin được Lebrton tách chiết thành công lần đầu tiên vào năm 1827 từ vỏ quả cây Hesperides, sau đó nó được tìm thấy trong rất nhiều cây họ Cam , chúng được tìm thấy nhiều nhất ở phần vỏ và màng trắng bám ở các múi trái cây thuộc chi cam chanh cũng như một số loại rau quả và trái cây khác.

Hesperidin có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong điều trị suy giảm tĩnh mạch, bệnh trĩ. Sau đây là  một số tác dụng điển hình của Hesperidin:
  • Tác dụng chống oxy hóa

Hesperidin thuộc nhóm Flavonoid đặc trưng của chi Citrus và được gọi là Citroflavonoidd – đây là chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do. Các gốc tự do sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường là các gốc tự do như OH•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hoá,…).

Citroflavonoid còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hoá . Do đó, có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, tổn thương do bức xạ.

  • Tác dụng giảm mỡ máu

Hesperidin có tác dụng hạ cholesterol trong máu ,góp phần điều hòa mỡ trong máu của người béo phì ,người già và do đó phòng ngừa nhiều bệnh tật

  • Tác dụng phòng và chống các bệnh về tim mạch, làm tăng sức bền thành mạch

Hesperidin có tác dụng chống kết dính tiểu cầu và tăng tính thấm của mao mạch. Đây là một tác dụng quan trọng của flavonoid vì nó giúp thành mạch bền vững hơn và nó chống các rối loạn thành mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch gây tê đau tay chân, trĩ. Những tác dụng trên cũng góp phần  làm giảm một số triệu chứng các bệnh về não như bệnh mất trí nhớ, Alzheimer và Parkinson,..

  • Tác dụng chống ung thư

Trong hai thập niên gần đây, một số lượng lớn nghiên cứu về hoạt tính chống ung thư của hesperidin và dạng aglycone của nó (hesperetin) được tiến hành.

Hesperidin còn có khả năng bảo vệ DNA nhờ khả năng hấp phụ tia tử ngoại cũng như khả năng trung hòa các gốc tự do vốn là tác nhân gây nên sự biến đổi gen khi chúng được giải phóng gần các DNA.

  • Tác dụng kháng viêm

Hesperidin khi sử dụng phối hợp với diosmin có tác dụng chống lại các bệnh viêm nhiễm cả trong thử nghiệm in vivo và in vitro.

  • Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Hesperidin tạo điều kiện cho sự hình thành của vitamin C phức tạp, mà hỗ trợ các chức năng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt khi dùng phối hợp với vitamin C có tác dụng cộng hưởng và hỗ trợ hấp thụ vitamin C rất tốt.

 

BoniVein – kết hợp hesperidin và những thảo dược kinh điển trong khắc chế bệnh trĩ

BoniVein được các nhà khoa học của công ty dược phẩm Viva Pharmaceutical Inc – Canada nghiên cứu công thức và bào chế. Với mỗi viên BoniVein, ngoài thành phần hesperidin, các nhà khoa học còn kết hợp thêm những thảo dược giúp làm tăng sức bền tĩnh mạch, chống oxy hóa và hoạt huyết để bệnh trĩ được cải thiện hiệu quả hơn như hạt dẻ ngựa, hạt nho, vỏ thông, lý chua đen, buttcher brom, bạch quả. 

Với liều 2-6 viên mỗi ngày, BoniVein giúp giảm nhanh triệu chứng đau rát, chảy máu sau 2-4 tuần sử dụng và co búi trĩ hiệu quả sau 3 tháng

Với tâm niệm, mang những sản phẩm tốt nhất tới tay người Việt, công ty Botania đã nhập khẩu và phân phối BoniVein ở Việt Nam. Quý khách hàng có thể mua BoniVein ở các nhà thuốc tây trên toàn quốc. 

 

Xem thêm: Chiến thắng bệnh trĩ sau 25 năm

 

 

[contact-form-7 id="611"]
[contact-form-7 id="417"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Báo chí nói về chúng tôi

Đăng ký nhận cẩm nang
miễn phí tại đây
Hotline: 1800 1044