Nội dung chính
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nội, bệnh này nằm ở hậu môn – vùng kín của cơ thể nên tâm lý người bệnh thường ngại đi khám, họ hay đặt câu hỏi “Trĩ nội độ 1 uống thuốc gì?” mà chưa nhận được câu trả lời nào thỏa đáng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về “Trĩ nội độ 1 uống thuốc gì?” cho các bạn, mời các bạn cùng theo dõi.
Vài nét về bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là bệnh lý mãn tính, được hình thành do đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng giãn nở quá mức tạo thành búi trĩ nằm trên đường lược.
Dựa vào mức độ sa búi trĩ mà bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ mới hình thành nên còn nhỏ, không sa ra ngoài khi rặn, bệnh nhân chủ yếu bị đau rát, chảy máu.
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ phát triển hơn, rặn sẽ sa ra ngoài và tự co lên được.
- Trĩ nội độ 3: Chỉ cần rặn nhẹ búi trĩ đã sa ra ngoài, không tự co lên được, phải dùng tay đẩy lên.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to, luôn sa ra ngoài, đẩy cũng không lên.
4 cấp độ của bệnh trĩ nội
Hiện nay, bệnh trĩ đang dần trở nên phổ biến bởi có rất nhiều yếu tố gây nên. Những yếu tố đó bao gồm: Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính, đứng lâu, ngồi nhiều, lười vận động, thường xuyên hoạt động nặng, béo phì, mang thai, tuổi cao,…
Những yếu tố đó đều làm tăng áp lực xuống hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng, khi tĩnh mạch phải chịu áp lực thường xuyên như vậy dần dần sẽ bị suy giãn và hình thành bệnh trĩ.
Ở trĩ nội độ 1, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng, người bệnh thường không cảm thấy đau rát mà chỉ thấy chảy ít máu khi đi đại tiện. Ngoài ra trĩ nội độ 1 có thể có thêm dấu hiệu ngứa hậu môn nhưng triệu chứng này thường không đáng kể, mà nổi bật nhất chính là tình trạng táo bón kéo dài. Người bệnh chỉ cần để ý dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện kèm theo cả táo bón sẽ có thể nhận ra ngay trĩ nội độ 1.
Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ nên người bệnh chỉ cần sử dụng những phương pháp đơn giản ví dụ như dùng thuốc Tây là sẽ khắc phục được bệnh này. Vậy trĩ nội độ 1 uống thuốc gì? Câu trả lời sẽ có ở phần tiếp theo của bài viết, mời quý bạn đọc tiếp tục theo dõi.
Trĩ nội độ 1 uống thuốc gì?
Nguyên nhân của bệnh trĩ là do tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy giãn gây ra, do vậy chúng ta cần lựa chọn những loại thuốc có tác dụng tăng sức bền thành mạch, giúp co mạch để điều trị. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng kèm thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm để phối hợp khắc phục triệu chứng bệnh trĩ.
Trĩ nội độ 1 uống thuốc gì?
Nhóm thuốc tác dụng lên hệ tĩnh mạch toàn thân
Những loại thuốc trong nhóm này gồm có: Daflon, Savi Dimin, Venrutine, Agiosmin,…
Nhóm thuốc này có các thành phần giúp tăng sức bền thành tĩnh mạch, giúp co mạch, giảm ứ máu, giảm nhanh các triệu chứng của trĩ nội độ 1, hạn chế mất máu khi đại tiện. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khi người bệnh dùng lâu dài ví dụ như: Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…), bệnh về da (phát ban, mẩn ngứa,…), rối loạn hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt,…) nghiêm trọng nhất là có thể gây loạn nhịp tim, rất nguy hiểm với người bị trĩ có bệnh nền về tim mạch.
Nhóm thuốc nhuận tràng
Một số loại thuốc trong nhóm này đó là: Forlax, Biofermin S, Bisacodyl, Sorbitol,… Mục đích sử dụng thuốc này là để làm giảm tình trạng táo bón nhờ tác dụng kích thích nhu động ruột hoạt động đồng thời tăng lượng nước vào phân, giúp phân mềm và di chuyển dễ dàng hơn. Từ đó khắc phục yếu tố nguy cơ gây trĩ, cải thiện tình trạng bệnh.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc này gồm có: Phản ứng dị ứng (phát ban, nổi mề đay, sưng mặt hoặc cổ họng, khó thở, mệt mỏi), đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy,… Nếu dùng lâu dài, nhóm thuốc này có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh trĩ.
Nhóm thuốc kháng viêm
Nhóm này thường dùng các thuốc có chứa hydrocortisone để làm giảm triệu chứng ngứa, sưng, đau, khó chịu cho người bệnh trĩ. Tuy nhiên các thuốc trong nhóm này gây rất nhiều tác dụng phụ đặc biệt là suy giảm miễn dịch của cơ thể. Do vậy người bệnh chỉ nên dùng nhóm thuốc này khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Thuốc co mạch
Nhóm thuốc này có tác dụng giúp các mạch máu bị thu nhỏ lại, làm teo búi trĩ nhờ các hoạt chất như là: Phenylephrine, Epinephrine, Norepinephrine,… Tuy nhiên tác dụng phụ của nhóm này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, có thể kể đến là rối loạn thần kinh (làm căng thẳng, lo âu, stress,…), tăng huyết áp, mất ngủ,…
Thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh trĩ mục đích là để phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu môn. Bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh như: penicillin, cephalosporin, carbapenem,… Tuy nhiên, để tránh tình trạng nhờn thuốc, tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trước khi sử dụng nhóm thuốc này.
Như vậy, các nhóm thuốc trên đều có tác dụng tốt trong điều trị trĩ nội độ 1. Tuy nhiên nhóm thuốc nào cũng gây rất nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe người bệnh. Mà bệnh trĩ là bệnh mãn tính, nếu không dùng thuốc lâu dài người bệnh rất dễ bị tái lại. Do đó, điều này đòi hỏi chúng ta phải có một phương pháp vừa khắc phục hiệu quả bệnh trĩ nội và vừa không có tác dụng phụ.
Hiện nay các chuyên gia thường khuyên người bệnh sử dụng thảo dược tự nhiên để khắc phục bệnh trĩ bởi tính an toàn và hiệu quả tốt. Xu hướng dùng thảo dược cũng đang được nhiều người ưa chuộng.
Khắc phục trĩ nội độ 1 bằng thảo dược thiên nhiên
Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, chúng ta đã tìm ra nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Những loại thảo dược đó bao gồm: Hạt dẻ ngựa, vỏ cam chanh, hoa hòe, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, cây chổi đậu,…
Những loại thảo dược tốt cho bệnh trĩ
Dựa vào tác dụng của những loại thảo dược trên, có thể chia làm 3 nhóm như sau:
- Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, gồm có: Hạt dẻ ngựa, Rutin (chiết xuất từ hoa hòe), Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh). Tác dụng của nhóm này là giúp làm tăng sức bền thành mạch, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, hỗ trợ co mạch, giúp tĩnh mạch luôn bền chắc dẻo dai. Ngoài ra, các thảo dược này còn giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như là: Ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu,…
- Nhóm thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp làm bền tĩnh mạch và bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại đó là: Hạt nho, lý chua đen, vỏ thông.
- 2 thảo dược bạch quả và cây chổi đậu có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp hoạt huyết, giảm ứ máu, từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối tĩnh mạch – Biến chứng của bệnh trĩ.
Mỗi nhóm thảo dược trên đều chỉ tác dụng lên 1 khía cạnh của bệnh trĩ, người bệnh muốn đạt hiệu quả toàn diện cần phải dùng rất nhiều thảo dược, mất công sắc uống rất tốn thời gian và bất tiện. Nhằm khắc phục hạn chế đó, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu kỹ lưỡng và cho ra đời thành công BoniVein+ – Sản phẩm có sự kết hợp tinh tế của các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng toàn diện giúp người dùng giải quyết mọi vấn đề do bệnh trĩ gây ra.
BoniVein+ – Sản phẩm toàn diện giúp người dùng chiến thắng bệnh trĩ
BoniVein+ là sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals đến từ Mỹ, có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.
BoniVein+ – Sản phẩm toàn diện dành cho người bị trĩ
Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của 9 loại thảo dược đã kể trên, BoniVein+ giúp :
- Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như là: Ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu,… chỉ sau 2- 3 tuần sử dụng.
- Làm teo nhỏ và co búi trĩ sau khoảng 3 tháng.
- Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, đặc biệt là biến chứng huyết khối tĩnh mạch.
- Ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Tác dụng toàn diện của BoniVein+
Phản hồi của các khách hàng sử dụng BoniVein+
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein+ đã giúp rất nhiều bệnh nhân không còn nỗi ám ảnh bệnh trĩ.
Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi ở số 26 ngõ 26, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0916.930.880
Chú Hồ Đức Thịnh
Chú chia sẻ: “Chú bị trĩ nội từ đầu năm nay với triệu chứng ngứa hậu môn, táo bón và chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh này để lâu rất khó chịu nên chú cũng cẩn thận ăn uống rồi đi khám và điều trị theo đơn thuốc bác sĩ kê. Nhưng chú chỉ thấy đỡ được thời gian đầu, về sau các triệu chứng trĩ trở nên nặng hơn, không chỉ ngứa ngáy mà chú thấy đau rát, chảy dịch hậu môn nữa, búi trĩ thì thò ra thụt vào kèm theo máu phun thành tia luôn. May nhờ có BoniVein+ của Mỹ, chú dùng đều đặn mỗi ngày 4 viên, được 2 tuần thì các triệu chứng đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh đã giảm rồi, và chỉ 3 tháng sau, chú không thấy búi trĩ xuất hiện nữa. Đến nay chú vẫn dùng BoniVein+ ngày 2 viên để phòng ngừa trĩ tái phát. Cảm ơn BoniVein+ đã giúp chú chiến thắng bệnh trĩ!”
Cô Trần Thị Thập (ở số 54 Lý Thái Tổ, kp Thượng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh), Điện thoại : 0993.636.333
Cô Trần Thị Thập
Cô tâm sự: “Cô bị trĩ từ năm 2012, mỗi lần cô đi vệ sinh đều rất đau và rát, búi trĩ độ 3 sa ra ngoài rất vướng víu, đau đớn kèm theo cả máu phun thành tia. Cô dùng đủ loại thuốc Tây nhưng chỉ đỡ được thời gian đầu thôi về sau trĩ vẫn hoàn trĩ. Thế mà dùng BoniVein+ chỉ sau 3 tháng, cô đi vệ sinh rất dễ dàng không còn đau, rát, chảy máu nữa. Đặc biệt là búi trĩ đã từ từ co dần rồi teo nhỏ luôn, giờ cô sinh hoạt và vận động thoải mái lắm, nhờ BoniVein+ cả đấy!”
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã nắm được thông tin “Trĩ nội độ 1 uống thuốc gì?” và giải pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn băn khoăn gì về bệnh này hoặc cần tư vấn thêm sản phẩm BoniVein+, bạn vui lòng gọi vào hotline miễn cước 1800 1044 để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Trĩ nội độ 2 có chữa được không? 3 Giải pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 2
- Bệnh trĩ xuất hiện ở độ tuổi nào? 7 Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh trĩ
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY