Trang chủ Kiến thức bệnh học Bệnh trĩ Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào?

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào?

Nội dung chính

 

   Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn, trực tràng ở nước ta. Nếu như bệnh trĩ nội thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng với những triệu chứng rõ ràng thì bệnh trĩ ngoại hoàn toàn có thể được nhận biết sớm ngay từ giai đoạn đầu. Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

 

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

   Bệnh trĩ hình thành do sự suy giãn của các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà bệnh trĩ được phân ra thành 4 loại khác nhau: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. 

   Trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ hình thành do sự phình to, sa giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở phía dưới đường lược, sa ra khỏi ống hậu môn. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể nhìn thấy búi trĩ bằng mắt thường ngay ở giai đoạn đầu của bệnh, đồng thời, người bệnh có thể sờ và cảm nhận được búi trĩ nằm ở ngay rìa hậu môn.

   Ngoài ra, bệnh trĩ ngoại còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác, đó là:

– Đi ngoài ra máu đỏ tươi.

– Có cảm giác mót rặn, tức ở hậu môn.

– Đau rát hậu môn xuất hiện nhiều trong và sau khi đi đại tiện hoặc đau rát hậu môn âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.

– Tăng tiết dịch nhầy gây ngứa xung quanh hậu môn.

 

Đau rát hậu môn là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại

 

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

   Chưa dừng lại ở việc gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, bệnh trĩ ngoại còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, cụ thể là:

– Thiếu máu: Đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại. Mức độ chảy máu tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người: Máu có thể dính trên giấy vệ sinh, chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành tia. Khi bệnh trĩ ngoại không được kiểm soát tốt, hiện tượng chảy máu diễn ra thường xuyên sẽ gây thiếu máu, khiến người bệnh chóng mặt, mệt mỏi, gầy yếu, xanh xao…

 

Biến chứng thiếu máu khiến người bệnh trĩ ngoại mệt mỏi, xanh xao

 

– Trĩ sa nghẹt: Khi bệnh trĩ ngoại tiến triển nặng, búi trĩ phình to, kích thước lớn sẽ làm nghẹt ống hậu môn. Tình trạng này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện, kèm theo dấu hiệu sưng, đỏ và đau hậu môn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của người bệnh.

– Tắc mạch: Đối với bệnh nhân trĩ thì sự suy giãn của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng sẽ làm cho dòng máu khó lưu thông. Do đó, tình trạng tắc nghẽn mạch máu rất dễ xảy ra, làm hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ. Biến chứng này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến hoại tử búi trĩ.

– Nhiễm khuẩn búi trĩ: Khi búi trĩ sa ra bên ngoài với kích thước lớn, cọ sát với quần áo hoặc phân sẽ khiến búi trĩ bị tổn thương. Cùng với đó, chất dịch nhầy tiết ra nhiều là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động, gây nhiễm trùng búi trĩ. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm giác sưng, tấy đỏ và đau vùng hậu môn, thậm chí là sốt.

– Nhiễm trùng máu: Tình trạng viêm nhiễm nặng ở vùng búi trĩ có thể khiến vi khuẩn tấn công vào máu, dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Ung thư trực tràng: Khi búi trĩ bị viêm nhiễm lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng. Tình trạng viêm nhiễm nặng kéo dài khiến các tế bào biểu mô niêm mạc bị loạn sản và chuyển thành ác tính, gây ra ung thư trực tràng.

 

Bệnh trĩ ngoại tiến triển nặng có thể dẫn tới ung thư trực tràng

 

   Đến đây, chắc hẳn các bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?” Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp để kiểm soát bệnh tối ưu nhé!

 

Đâu là giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ ngoại?

   Để kiểm soát bệnh trĩ ngoại an toàn và hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên áp dụng đồng thời các biện pháp dưới đây:

– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:

+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

+ Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích (thuốc lá, cà phê,…).

+ Tăng cường bổ sung rau xanh (rau đay, rau lang, rau mồng tơi,…) và hoa quả (chuối, bưởi, cam,…) trong chế độ ăn hàng ngày.

+ Kiêng thực phẩm, gia vị cay nóng (tiêu, tỏi, ớt…); đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,…

 

Người bệnh trĩ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

 

– Điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày:

+ Không nên ngồi quá lâu ở một vị trí mà cần thay đổi tư thế thường xuyên.

+ Đi đại tiện đều đặn, tuyệt đối không nhịn đại tiện và rặn mạnh khi đi vệ sinh. 

+ Tập nhíu cơ hậu môn khoảng 30-50 lần mỗi ngày. 

+ Tập thể dục hàng ngày: Đi bộ, bơi lội, tập yoga…

– Sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp tác động vào nguyên nhân gây bệnh trĩ

   Hiện nay, xu hướng của y học hiện đại là nghiên cứu các sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ là sự suy giãn của các tĩnh mạch vùng hậu môn-trực tràng, giúp bệnh lý này được cải thiện một cách an toàn và hiệu quả. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm BoniVein + của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniVein + của Mỹ

 

BoniVein + – Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ từ thảo dược thiên nhiên

   Sản phẩm BoniVein + rất hiệu quả trong việc giúp làm co nhỏ búi trĩ, giảm các triệu chứng chảy máu, ngứa hậu môn, đau rát khó chịu, đồng thời giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh trĩ hiệu quả nhờ thành phần toàn diện:

– Aescin trong hạt dẻ ngựa, rutin trong hoa hòe, diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh: Giúp làm tăng độ bền, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng co nhỏ lại, khắc phục được nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Chiết xuất lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Giúp chống oxy hóa mạnh, từ đó giúp làm bền và bảo vệ thành mạch, ngăn không để tĩnh mạch bị đứt vỡ và suy giãn thêm.

– Chiết xuất bạch quả, cây chổi đậu: Giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối cũng như các biến chứng của bệnh trĩ.

 

Thành phần toàn diện của BoniVein +

 

BoniVein + – Nâng tầm tác dụng nhờ công nghệ bào chế hiện đại

   BoniVein + được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals đạt tiêu chuẩn GMP của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm FDA Hoa Kỳ và tổ chức Y tế thế giới (WHO).

   Tác dụng của BoniVein + được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế microfludizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniVein + tồn tại dưới dạng những phân tử hạt nano có kích thước đồng nhất và ổn định, loại bỏ được những nguồn ô nhiễm, đảm bảo độ an toàn và giúp khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.

 

BoniVein + có hiệu quả không?

   BoniVein + nhận được phản hồi rất tích cực từ các khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm. Như trường hợp của:

   Chú Bùi Trung Toản, 60 tuổi, ở số 18, ấp Nam Hà, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

 

Chú Bùi Trung Toản, 60 tuổi

 

   “Chú hay bị táo bón cộng thêm công việc làm kỹ sư thiết kế máy, hầu như phải ngồi một chỗ từ sáng tới tối nên mắc bệnh trĩ rất nhiều năm rồi. Lần nào chú đi đại tiện cũng đều đau rát khủng khiếpt và chảy máu. Búi trĩ lúc đầu nhỏ như hạt đậu, sau đó to ra bằng cả đốt ngón tay vướng víu, khó chịu vô cùng. Chú đi khám thì được bác sĩ khuyên phẫu thuật. Sau đó thì bệnh cũng ổn định được mười mấy năm. Cho tới cách đây 3 năm, các triệu chứng của bệnh trĩ lại tái phát y như lần đầu tiên. Chú đi khám lại, bác sĩ kê thuốc cho uống và bảo nếu không đỡ thì phẫu thuật tiếp. Nghe vậy chú lo lắm ”.

   “Thật may mắn vì chú được biết đến sản phẩm BoniVein + của Mỹ khi xem chương trình bác sĩ tư vấn trên VTV2. Chú mua về uống với liều 6 viên mỗi ngày. Sau khi dùng hết 4 lọ thì các triệu chứng giảm rõ, hậu môn thấy dễ chịu, đi cầu đỡ táo bón hẳn. Chú dùng tiếp đến 2 tháng thì đi cầu không thấy đau, nóng rát hay chảy máu nữa, ngồi lâu cũng không thấy ngứa hay nhột gì cả, rất dễ chịu, thoải mái. Búi trĩ trước bằng ngón tay, sau chú thấy nó săn lại rồi, kích thước nhỏ dần đi. Khi chú dùng đủ liệu trình thì búi trĩ co phải tới 90%, hầu như không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt thường ngày của chú nữa, ngồi hay đi đứng đều thoải mái. Mừng nhất là giờ đây, chú không lo phải phẫu thuật nữa rồi.”

   Bên cạnh đó, BoniVein + còn được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành. Dưới đây là chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TPHCM về sản phẩm:

 

Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Sơn về sản phẩm BoniVein +

 

   Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã có được đáp án cho câu hỏi “Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?”, đồng thời biết thêm giải pháp giúp cải thiện bệnh trĩ an toàn và hiệu quả đến từ BoniVein + của Mỹ. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

[contact-form-7 id="611"]
[contact-form-7 id="417"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Báo chí nói về chúng tôi

Đăng ký nhận cẩm nang
miễn phí tại đây
Hotline: 1800 1044