Trang chủ Kiến thức bệnh học Suy giãn tĩnh mạch Tại sao chân bị phù nề và đau nhức?

Tại sao chân bị phù nề và đau nhức?

Nội dung chính

 

    Chân bị phù nề là tình trạng tích tụ chất lỏng trong các mô dẫn đến chân bị sưng và tăng kích thước. Vị trí thường gặp nhất là ở mu bàn chân và mắt cá. Dấu hiệu điển hình nhất là chân của người bệnh trở nên căng ra, ấn tay vào sẽ xuất hiện vết lõm. Phù chân có thể là một vấn đề sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Tại sao chân bị phù nề và đau nhức?”, cũng như cách khắc phục trong bài viết dưới đây!

 

Tại sao chân bị phù nề và đau nhức?

 

Tại sao chân bị phù nề và đau nhức?

   Phù chân là tình trạng được bắt gặp ở cả nam và nữ. Trong đó, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng này nhiều hơn, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, tình trạng sưng phù chân có thể xuất hiện do các tĩnh mạch chủ bị chèn ép. Hiện tượng này có thể tăng lên vào thời điểm chiều tối hoặc trong những ngày hè.

   Đây là tình trạng phù chân sinh lý, không có gì nguy hiểm và có thể mất đi sau khi phụ nữ sinh con xong. Tuy nhiên, nếu tình trạng chân bị phù nề có kèm theo những triệu chứng khác, thì có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như:

Suy tim phải

   Tim phải bị suy yếu sẽ làm tăng áp lực thủy tĩnh trong các mao mạch. Các chất dịch sẽ thoát ra từ lòng mạch và đi vào những mô kẽ và gây phù. Tình trạng phù có thể bắt đầu từ hai chi dưới, rồi lan ra toàn thân. Phù tăng lên khi người bệnh phải đứng lâu và khi chiều tối, giảm đi khi người bệnh nằm nghỉ ngơi. Phù chân do suy tim phải có thể kèm theo tình trạng tiểu ít.

Bệnh về gan

   Xơ gan sẽ làm hình thành những vết sẹo ở gan và hạn chế dòng máu chảy về đây. Tình trạng này sẽ cũng sẽ làm gia tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây ra phù chân và cổ chướng (chất dịch tích tụ trong khoang phúc mạc).

Tắc nghẽn đường bạch huyết

   Thông thường, dịch ngoại bào được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. Phần lớn dịch sẽ quay trở lại mao mạch, phần còn lại sẽ được đưa vào hệ thống các mạch bạch huyết.

   Khi người bệnh bị nhiễm phải ký sinh trùng như giun chỉ, đường bạch huyết có thể bị tắc nghẽn và các chất dịch không được hấp thu vào mạch máu, dẫn đến phù chân.

 

Phù chân do tắc mạch bạch huyết

 

Viêm tắc tĩnh mạch

   Viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị tổn thương, viêm nhiễm do sự có mặt của các cục máu đông gây tắc nghẽn. Những cục máu đông này sẽ làm tắc mạch, áp lực trong lòng mạch tăng lên. Lúc này, máu sẽ bị dồn ra khỏi tĩnh mạch và đi vào các mô, gây nên tình trạng chân bị phù nề. Người bệnh có thể gặp tình trạng đau nhức, tê lạnh,…

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở cả nam và nữ giới. Căn bệnh này xuất hiện là do sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, khiến khả năng đưa máu về tim bị giảm đi. Lúc này, máu sẽ bị ứ đọng lại tại đây, gây phù nề.

   Khi mắc phải suy giãn tĩnh mạch chi dưới, ngoài tình trạng sưng phù, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng khác như: Đau nhức, mỏi chân, nặng chân, chuột rút, tê bì, cảm giác như kiến bò trong chân,…

 

Phù chân thường gặp trong suy giãn tĩnh mạch

 

   Như vậy, chân bị phù là triệu chứng của khá nhiều bệnh khác nhau. Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng đi kèm để biết mình đang gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, để xác định được chính xác thì biện pháp tốt nhất là thăm khám tại các cơ sở y tế.

   Trong số những bệnh lý trên, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp hơn cả. Ngoài tình trạng phù chân nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy, những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

 

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

   Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý tiến triển âm thầm theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, những biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng và khó phát hiện. Càng về sau, những triệu chứng sẽ bộc lộ rõ ràng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời,  bệnh có thể gây ra những biến chứng như:

Gây viêm loét da

   Ở giai đoạn nặng, các tĩnh mạch sẽ giãn to, khiến tuần hoàn bị ứ trệ và rối loạn dinh dưỡng của phần da chi dưới và gây viêm loét. Tình trạng viêm loét sẽ khó lành và có thể ăn sâu, lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Vỡ tĩnh mạch

    Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch. Áp lực trong lòng mạch quá lớn khiến thành mạch bị căng giãn quá mức, cuối cùng là bị vỡ ra, máu sẽ chảy ra bên ngoài. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời để cầm máu, thì sẽ dẫn đến mất máu và tử vong.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

   Huyết khối khi xuất hiện ở tĩnh mạch sâu sẽ vô cùng nguy hiểm vì đây là những tĩnh mạch lớn đưa máu trở về tim. Do đó, huyết khối này có thể theo máu đến những cơ quan khác và gây tắc mạch tại đó, dẫn đến những hậu quả khôn lường như:

– Gây thuyên tắc động mạch phổi, máu không đến được phổi dẫn đến nhồi máu phổi, khiến một phần phổi bị hoại tử, không thể lấy được oxy cho cơ thể, cuối cùng là suy hô hấp, thậm chí tử vong.

– Tắc động mạch vành, khiến cơ tim bị hoại tử do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim.

– Tắc mạch máu não gây thiếu máu não, các tế bào não chết đột ngột, dẫn đến đột quỵ.

 

Huyết khối tĩnh mạch có thể dẫn đến thuyên tắc phổi

 

   Vậy, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần làm gì để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm này?

 

Biện pháp phòng ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Để giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, người bệnh nên đi thăm khám từ khi có những triệu chứng đầu tiên. Các bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

   Những biện pháp này có thể kể đến như:

Điều chỉnh về lối sống

– Hạn chế việc đứng lâu, ngồi nhiều, ngồi bắt chéo chân.

– Tránh mang vác đồ nặng, bôi cao dầu nóng hay ngâm chân nước nóng.

– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… để giúp tăng cường lưu thông máu ở các chi dưới.

– Khi nằm, người bệnh cần kê cao chân từ 10 – 20cm để giúp máu trở về tim dễ dàng hơn.

– Hạn chế ở những nơi có nhiệt độ cao quá lâu.

– Hạn chế sử dụng chất béo, các đồ ăn mặn, bổ sung thêm nhiều chất xơ, giữ cân nặng phù hợp, tránh để thừa cân, béo phì.

– Tránh mặc quần áo quá chật và đi giày cao gót thường xuyên.

– Có thể sử dụng vớ ép y khoa để giảm các triệu chứng. Việc sử dụng vớ ép nên được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Dùng thuốc

   Người bệnh sẽ được chỉ định những loại thuốc có tác dụng tăng cường sức bền thành mạch, tăng cường khả năng lưu thông máu để giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Trong một số trường hợp có viêm nhiễm, người bệnh còn có thể được chỉ định thêm các loại thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc kháng sinh,… Tất cả những loại thuốc này đều có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, do đó bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tiêm xơ tĩnh mạch

   Đây là biện pháp được chỉ định cho người bệnh bị giãn tĩnh mạch có kích thước dưới 3 mm, tốt nhất là dưới 1mm. Một loại chất đặc biệt sẽ được tiêm vào lòng mạch và gây xơ hóa, đồng thời tạo huyết khối để làm tắc mạch máu bị giãn.

   Tuy nhiên, người bệnh có thể bị rối loạn sắc tố da, hoại tử nơi tiêm, tổn thương dây thần kinh cảm giác hoặc nặng hơn là sốc phản vệ, tổn thương thần kinh vận động,…

 

Tiêm xơ tĩnh mạch giúp làm tắc tĩnh mạch bị giãn

 

Phẫu thuật

   Tùy vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh có thể được chỉ định một số biện pháp phẫu thuật giúp huy tĩnh mạch bị suy giãn như: Phẫu thuật Stripping, dùng laser hoặc sóng cao tần hoặc tiêm keo sinh học,…

   Mặc dù các phương pháp phẫu thuật hiện nay được đánh giá là khá an toàn, nhưng chúng vẫn có thể để lại một số vấn đề như: Thâm tím và phù vết mổ, viêm đỏ hoặc đau dọc theo đường lột bỏ tĩnh mạch, bỏng các mô xung quanh. Đồng thời phẫu thuật chỉ tác động vào vị trí tĩnh mạch nhất định, không giải quyết được vấn đề là hệ tĩnh mạch đang bị suy yếu. Bởi vậy, sau phẫu thuật, suy giãn tĩnh mạch có khả năng tái phát nhanh chóng, đặc biệt là ở các tĩnh mạch xung quanh vị trí phẫu thuật.

   Ngoài những biện pháp kể trên, hiện nay, nhiều loại thảo dược cũng đã được chứng minh là có tác dụng giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch. BoniVein + của Mỹ chính là một sản phẩm có chứa những thảo dược này.

 

BoniVein + – Bí quyết giúp kiểm soát suy giãn tĩnh mạch an toàn, hiệu quả

   BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như:

Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh) giúp chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giãn tĩnh mạch.

Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa) giúp tăng cường khả năng chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt vỡ.

Quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và các gốc tự do.

Chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong tĩnh mạch, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau,… và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch.

 

 Thành phần của BoniVein +

 

Hiệu quả của BoniVein +

  Về liều lượng, bạn sử dụng từ 2 – 6 viên/ngày, chia 2 lần.

  Về liệu trình, BoniVein + sẽ giúp giảm tê bì, châm chích, nhức mỏi, chuột rút ban đêm,… sau từ 2 – 3 tuần. Sau 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp làm mờ, co nhỏ những tĩnh mạch nổi lên, đồng thời giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch.

 

Mua BoniVein + ở đâu?

    Hiện tại, sản phẩm BoniVein + 30 viên đang được nhập khẩu và phân phối bởi công ty Botania với giá 250.000 đồng. Bạn có thể đặt hàng bằng cách:

– Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1044, zalo: 0984.464.844 trong giờ hành chính.

– Mua tại trụ sở công ty ở 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

– Mua BoniVein + tại các quầy thuốc tây trên toàn quốc.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp câu hỏi “tại sao chân bị phù nề và đau nhức?” cũng như cách khắc phục hiệu quả. BoniVein + là biện pháp giúp kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả và an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!

 

XEM THÊM:

 

[contact-form-7 id="611"]
[contact-form-7 id="417"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Hotline: 1800 1044