Nội dung chính
1. Trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là một phân loại bệnh của bệnh trĩ. Bệnh hình thành do sự căng của tĩnh mạch quanh rìa hậu môn hoặc do phần da các nếp nhăn quanh hậu môn bị viêm, sưng to hoặc tụ máu. Các búi trĩ hình thành ở ngoài rìa hậu môn dễ bị tổn thương khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng đau đớn khó chịu.
2. Triệu chứng của trĩ ngoại
Do việc hình thành các búi trĩ ở bên ngoài nên các biểu hiện trĩ ngoại rất dễ nhận biết. Chỉ cần tinh ý quan sát cơ thể sẽ phát hiện ra bệnh. Các biểu hiện của trĩ ngoại bao gồm:
– Có cảm giác ẩm ướt gây ra ngứa ngáy ở hậu môn.
– Đau rát mỗi khi đi đại tiện.
– Thấy máu trong giấy vệ sinh sau khi đi cầu, hoặc máu lẫn trong phân. Tình trạng ra máu ngày càng nhiều.
– Vướng víu ở phía hậu môn.
– Cảm thấy vùng da quanh rìa hậu môn sưng tấy, có cảm giác vùng này tụ máu.
– Các búi trĩ ngày càng lớn dần lên và phát triển.
Xem thêm: Chấm dứt chuỗi ngày tái phát trĩ liên tục nhờ BoniVein
3. Nguyên nhân gây nên trĩ ngoại
Có thể chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến trĩ ngoại như sau:
– Trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng phồng: Sự gia tăng áp lực lên hậu môn và trực tràng khiến các đám rối tĩnh mạch ở quanh rìa hậu môn không được lưu thông. Lâu ngày tại vị trí tắc nghẽn bị căng phồng hình thành lên cá búi trĩ. Các búi trĩ này dễ bị tổn thương do sự cọ sát, chèn ép tạo thành hiện tượng đau đớn và chảy máu.
– Nguyên nhân trĩ ngoại do viêm vùng da tại nếp gấp quanh hậu môn, khiến vùng này bị sưng tấy và hình thành các búi trĩ.
-Nguyên nhân trĩ ngoại do tụ máu tại rìa hậu môn.
4. Sự nguy hiểm của trĩ ngoại
Vì các búi trĩ xuất hiện ngay cửa hậu môn, quanh rìa hậu môn nên đây là bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Cảm giác ẩm ướt, các búi trĩ căng phồng ngoài rìa hậu môn gây khó chịu và đau đớn rất nhiều cho bệnh nhân.
Các búi trĩ căng phồng, lại ở bên ngoài kẹp giữa hai mông nên rất dễ bị chèn ép, cọ sát dẫn đến tình trạng chảy máu. Mất máu quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.
Cửa lỗ hậu môn là nơi có nhiều vi khuẩn từ phân, nước tiểu. Nếu vấn đề vệ sinh các búi trĩ không được đảm bảo, các búi trĩ dễ vị viêm nhiễm, đồng thời trở thành con đường truyền vi khuẩn vào bên trong cơ thể, thành ruột và máu. Từ đó gây ra các biến chứng nặng nề khác như bệnh nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn, rối loạn tiêu hóa.
Với bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại là phụ nữ có thể là nguy cơ viêm nhiễm các bệnh phụ khoa như viêm tử cung, viên cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến…
5. Điều trị trĩ ngoại
So với trĩ nội hay trĩ hỗn hợp, các phương pháp điều trị trĩ ngoại có phần đơn giản hơn. Có thể tham khảo các phương pháp điều trị trĩ ngoại sau:
– Điều trị trĩ ngoại mới hình thành bằng chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn.
– Điều trị trĩ ngoại nhẹ bằng các phương pháp dân gian.
– Điều trị trĩ ngoại nhẹ bằng các bài thuốc thảo dược, ngâm và rửa búi trĩ.
– Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc mỡ bôi, thuốc uống tiêu trĩ .
– Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa
Xem thêm: Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY