Nội dung chính
Bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra nhiều khó chịu như đau nhức, nặng mỏi chân, tê bì, chuột rút…làm cuộc sống của người bệnh gặp không ít khó khăn và mệt mỏi. Chưa dừng lại ở đó, khi đêm đến, các triệu chứng này thường nặng thêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ. Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mách các bạn những tư thế ngủ tốt cho người suy giãn tĩnh mạch để giảm triệu chứng đau nhức về đêm, đồng thời mang đến giải pháp giúp kiểm soát căn bệnh này hiệu quả, đừng bỏ lỡ nhé!
Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch như thế nào là đúng?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân gây cản trở như thế nào đến giấc ngủ?
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính xảy ra tại hệ thống tĩnh mạch ở 1 hoặc 2 chi dưới. Khi mắc căn bệnh này các tĩnh mạch của người bệnh sẽ bị suy yếu, giãn nở và căng phồng ra khiến cho máu không thể di chuyển về tim được mà bị ứ đọng lại trong lòng mạch.
Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
– Nặng mỏi, đau nhức.
– Tê bì, ngứa ngáy, cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân.
– Phù chân.
– Xuất hiện các vết bầm tím hay các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo trên da…
Chuột rút về đêm khiến bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch mất ngủ
Các triệu chứng khó chịu này khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Và cảm giác khó chịu, buồn chân, đặc biệt là chuột rút … sẽ tăng lên vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh. Điều này khiến không ít người bị mất ngủ, trằn trọc không ngủ được, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.
Để giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh, hạn chế ảnh hưởng của bệnh lên giấc ngủ thì việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là thay đổi tư thế ngủ.
Tư thế ngủ cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào là đúng?
Dưới đây là một trong những tư thế ngủ tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch bạn có thể tham khảo:
Nằm kê cao chân
Theo giáo sư Charles McCollum- bệnh viện Withington (Anh) cho biết: “Việc kê cao chân khi nằm là điều cần thiết với tất cả chúng ta, đặc biệt là với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Bởi việc kê cao chân khi nằm sẽ giúp máu lưu thông tuần hoàn về tim, làm giảm áp lực lên thành mạch máu, từ đó giúp giảm triệu chứng nặng mỏi, tê bì hay kiến bò chân, giảm chuột rút mang đến giấc ngủ sâu ngon hơn cho người bệnh.
Do đó, khi ngủ, người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên kê cao chân làm sao cho phần gót và bàn chân cao hơn tim khoảng từ 20-28cm là phù hợp. Để làm được điều đó, bạn có thể mua loại gối chống suy giãn tĩnh mạch chân, hoặc cũng có thể chồng 2 chiếc gối lên nhau và kê chân lên.
Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất là nằm kê cao chân
Nằm nghiêng sang trái
Một tư thế ngủ khác người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể tham khảo đó là nằm nghiêng sang trái. Vì tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể là tĩnh mạch chủ, nằm ở phía bên phải. Nó có nhiệm vụ bơm máu từ tứ chi trở về tim, khi ngủ nghiêng về bên trái nghĩa là bạn đang giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ, giúp thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ tích tụ máu và giãn tĩnh mạch.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể nằm nghiêng sang trái
Những tư thế ngủ người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần tránh
– Nằm co chân: Người bệnh suy giãn tĩnh mạch khi ngủ nên duỗi thẳng chân, không được co hay gập chân. Bởi khi đó, dòng máu trong lòng tĩnh mạch sẽ không được lưu thông tốt, khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.
– Nằm kê cao đầu gối: Nếu người bệnh chỉ nâng cao phần đầu gối và đùi nhưng không nâng cao phần bắp và bàn chân (ví dụ như hình ảnh dưới đây) sẽ khiến dòng máu từ cổ chân đến đầu gối vẫn phải chống lại tác động của trọng lực. Ngoài ra, phần sau gối bị tì đè sẽ phần nào đó ngăn cản sự lưu thông máu trong tĩnh mạch.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khi nằm không nên chỉ nâng cao phần đầu gối và đùi
Ngoài việc thay đổi tư thế nằm, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để kiểm soát bệnh của mình hiệu quả hơn.
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
– Mang giày đế mềm, gót thấp, nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân, hạn chế mang giày cao gót.
– Ngồi đúng tư thế, không ngồi vắt chéo chân vì sẽ cản trở sự lưu thông máu, khiến bệnh nặng hơn.
– Tránh đứng nhiều hoặc ngồi quá lâu.
– Tránh lao động quá sức, không mang vác vật nặng để giảm gia tăng áp lực lên các mạch máu.
– Người bệnh nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như: Đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe trên không, …
– Tuyệt đối không ngâm chân nước nóng hay xoa cao dầu nóng.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không nên mang giày cao gót và ngồi vắt chéo chân
Bổ sung sản phẩm thảo dược- Chìa khóa giúp đẩy lui bệnh suy giãn tĩnh mạch
Các biện pháp trên giúp cải thiện phần nào bệnh suy giãn tĩnh mạch, tuy nhiên chưa đủ. Bởi chúng chỉ giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, chưa tác động được vào căn nguyên bệnh suy giãn tĩnh mạch là làm bền các tĩnh mạch bị suy giãn. Do đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả và lâu dài, người bệnh cần bổ sung thêm các sản phẩm tăng cường chức năng tĩnh mạch.
Một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả đã và đang được rất nhiều người bệnh suy giãn tĩnh mạch tin dùng là BoniVein + của Mỹ.
BoniVein + là sự kết hợp hài hòa của các thảo dược quý từ thiên nhiên tạo nên công thức ưu việt, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Đó là:
– Nhóm thảo dược giúp giảm triệu chứng, co nhỏ tĩnh mạch bị suy giãn: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ giúp tăng sức bền và độ đàn hồi của thành mạch, khắc phục nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch, từ đó giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như nặng mỏi chân về đêm, đau nhức, sưng phù, tê bì chân, chuột rút, co nhỏ tĩnh mạch nổi gân xanh…; đồng thời giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tái phát hiệu quả.
– Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C, từ đó giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.
– Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher’s broom. Hai loại thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Công thức thành phần toàn diện của BoniVein +
Nhờ công thức thành phần toàn diện trên, BoniVein + mang đến những lợi ích tuyệt vời dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch, đó là:
– Giúp tăng sức bền tĩnh mạch, giảm phồng tĩnh mạch
– Giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau chân, nặng chân, tê bì chân, chuột rút, sưng phù chân…
– Giúp phòng ngừa các triệu chứng bệnh suy giãn tái phát, ngăn ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch.
Liều dùng BoniVein +
Để BoniVein + nhanh chóng phát huy được tác dụng thì thời gian đầu bạn dùng với liều từ 4-6 viên chia làm 2 lần:
– Sau 1 tháng sử dụng, triệu chứng đau nhức, nặng mỏi, tê bì, chuột rút…sẽ được cải thiện.
– Đủ liệu trình 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp các tĩnh mạch bền chắc, làm mờ, co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn.
Cơ chế tác dụng của BoniVein +
BoniVein review
Đánh giá của người đã dùng sản phẩm luôn là thước đo chính xác và khách quan nhất để chúng ta biết được BoniVein + có tốt không. Mời các bạn cùng lắng nghe một số chia sẻ của người dùng BoniVein + dưới đây:
Chị Vũ Thị Sớm, 44 tuổi ở thôn Quý Đức, xóm 6, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải
Mời chị cùng lắng nghe chia sẻ của chị Sớm về quá trình cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch
“Chị bị suy giãn tĩnh mạch chân cũng nhiều năm nay rồi. Chân chị bị nặng mỏi, tê bì, đau nhức khủng khiếp, không đi nổi, chị cứ phải bám vào tường lê từng bước. Đêm ngủ chị còn bị chuột rút tới 2-3 lần. Rồi từ bàn chân, bắp chân lên tới đùi, tĩnh mạch mạng nhện như sợi chỉ đỏ, tím nổi vằn vằn lên nhiều lắm. Chị đã đi viện rất nhiều lần, chữa trị đủ mọi nơi, uống đủ loại thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, tư thế ngủ nhưng bệnh cũng chẳng cải thiện là bao”.
“Em gái thương chị khổ quá, hỏi thăm khắp nơi thì may mắn biết đến BoniVein +. Chỉ sau khi sử dụng 7 lọ, chân chị đỡ nặng, bớt đau nhức, chuột rút cũng giảm còn 1-2 lần/ tuần thôi. Mừng quá nên chị kiên trì dùng đến nay cũng được 1 năm rồi, tình trạng nặng mỏi, đau nhức, chuột rút tuyệt nhiên không thấy. Chị đi lại nhẹ nhàng, thoải mái, không còn nặng mỏi gì hết. Các tĩnh mạch nổi ở chân chị đã mờ dần đi, những tĩnh mạch nhỏ thì không nhìn thấy đâu nữa, các tĩnh mạch to thì giờ cũng nhỏ lại, trước nổi 10 phần giờ chỉ còn 3 phần thôi”.
Hy vọng thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn biết được những tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất, đồng thời biết thêm phương pháp cải thiện bệnh hiệu quả và an toàn từ thảo dược mang tên BoniVein +. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY