Nội dung chính
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí nhiều trường hợp biến chứng nặng phải cắt bỏ chân do hoại tử và nhiễm trùng. Vậy bản chất bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì, có nguy hiểm không và có những cách gì chữa suy giãn tĩnh mạch? Mời các bạn cùng tìm hiểu lời đáp cho những câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phình to và nổi lên trên bề mặt da. Nguyên nhân gây tình trạng này là do các van giữ chức năng giúp dòng máu lưu thông theo một hướng về tim để trao đổi oxy làm việc không hiệu quả khiến dòng máu đi theo hướng ngược lại, làm gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch. Từ đó khiến các mạch máu này bị phình to, nổi lên trên bề mặt da và gây suy giãn tĩnh mạch.
Về bản chất, suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhiều nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài hơn, cấu tạo phức tạp hơn và quan trọng là chi dưới luôn phải chịu ảnh hưởng lớn của trọng lực khi đứng lâu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc mang giày cao gót trong thời gian dài hoặc thói quen ngồi bắt chéo chân của các chị em công sở cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch chân. Bên cạnh đó, những người béo phì cũng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch chân bởi trọng lượng cơ thể có thể đè nén lên các tĩnh mạch chân từ đó gây tổn thương cho tĩnh mạch. Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này; đặc biệt là người già, khi cơ thể bước vào quá trình lão hóa mạnh, sức bền thành tĩnh mạch suy giảm, các van tĩnh mạch cũng không còn hoạt động tốt như trước, dẫn đến nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao.
Các dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch
-
Giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, suy giãn tĩnh mạch thường có biểu hiện khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên thường ít được chú ý đến. Các biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này thường là cảm giác nặng chân, chân bị phù nhẹ mỗi khi đứng hoặc ngồi quá lâu, khi ngủ có thể hay bị chuột rút hoặc có cảm giác như kiến bò ở chân, gây khó chịu.
Ở giai đoạn này, người bệnh thường chỉ nhìn thấy các tĩnh mạch li ti nổi ở cổ chân và bàn chân.
-
Giai đoạn bệnh bắt đầu tiến triển nặng hơn
Lúc này, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện rõ nét hơn, ngoài cảm giác phù nề ở chân, vùng cẳng chân cũng bắt đầu xuất hiện thêm các vết chàm da khiến màu sắc da bị thay đổi. Các tĩnh mạch trở sẽ giãn to và ngoằn ngoèo, thậm chí có lúc giãn đến 10mm gây cảm giác đau nhức rõ ràng.
-
Giai đoạn bệnh trở nặng
Bước sang giai đoạn này, toàn bộ tĩnh mạch của người bệnh sẽ bị giãn rất to, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng phần da chân bên dưới, gây viêm loét. Thời gian đầu, tình trạng loét chân có thể tự lành nhưng về sau các vết loét này sẽ khó lành hơn, thậm chí còn bị nhiễm trùng và khó điều trị.
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch gây cảm giác khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ và cản trở người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị, các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện. Đó là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này lại là một trong những nguyên nhân gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch máu vị trí khác. Trong đó, nguy hiểm nhất là gây tắc mạch phổi, dẫn đến suy hô hấp và gây nguy cơ tử vong cao.
Theo thống kê, hiện nay có đến 77,6% bệnh nhân không biết mình bị suy giãn tĩnh mạch vì trong giai đoạn đầu bệnh thường có biểu hiện khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh ngại đi khám, không điều trị hoặc phương pháp điều trị không đúng dẫn đến những hậu quả khó lường và thậm chí là nguy cơ tử vong cao.
Nếu không điều trị hoặc điều trị đúng phương pháp, người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể phải đối mặt với 3 biến chứng thường gặp là huyết khối (máu đông), xuất huyết (chảy máu) và viêm loét chân.
Các tĩnh mạch giãn to nếu không được co lại hoặc loại bỏ kịp thời sẽ tăng sự hình thành các cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Và khi các cục máu đông hình thành trong lòng mạch bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi có thể gây tắc mạch phổi, tới tim gây nhồi máu cơ tim, tới não gây tai biến, dẫn tới tử vong. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một mức nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hoặc thậm chí chỉ là va chạm nhẹ gây xuất huyết và bầm máu dưới da. Đặc biệt, tình trạng rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày có thể dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và gây viêm loét chân do ứ đọng.
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay, tùy theo tình trạng tiến triển của bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một biện pháp riêng hoặc kết hợp các phương pháp điều trị dưới đây:
- Dùng băng ép và vớ tạo áp lực: băng và vớ sử dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới, giúp các van tĩnh mạch khép lại. Từ đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này thường được sử dụng để làm chậm tiến trình của bệnh, hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa và phòng ngừa bệnh tái phát.
- Sử dụng thuốc: tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch.
Phương pháp chích xơ điều trị suy giãn tĩnh mạch
- Phương pháp chích xơ tạo bọt: Để thực hiện chích xơ tạo bọt, bác sĩ tiến hành tiêm một chất gây xơ hoá vào lòng của tĩnh mạch bị bệnh. Chất gây xơ sẽ làm cho lớp trong của tĩnh mạch bị viêm và sau đó sẽ dính lại với nhau, dòng máu chảy ngược trong các tĩnh mạch khi đó sẽ bị loại bỏ.
- Phẫu thuật: phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị giãn thông qua các đường rạch nhỏ. Thông thường, một ca phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch sẽ kéo dài khoảng 5-10 phút, sau đó người bệnh sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng 3 ngày.
- Phương pháp laser nội tĩnh mạch bị giãn: phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch bằng laser, nhiệt lượng từ sợi laser sẽ đốt cháy tĩnh mạch bị giãn khiến tĩnh mạch này bị phá hủy. Phương pháp này sẽ được thực hiện xuyên suốt toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn, thời gian thực hiện thường kéo dài khoảng 30-40 phút.
- Phương pháp sóng Radio: Một Catheter tần số radio được đưa vào tĩnh mạch từ đầu gối đến bẹn sau đó phát sóng cho tới khi nhiệt độ làm co mạch lại. Tổn thương thành tĩnh mạch sẽ dẫn đến xơ hóa thành tĩnh mạch cần điều trị.
Phòng ngừa và chăm sóc người bệnh suy giãn tĩnh mạch
-
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu.
Các hình thức luyện tập vừa sức cho người bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Bơi lội
- Đi dạo
- Đạp xe
- Yoga
-
Thay đổi chế độ ăn uống
Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như cam quýt, chanh có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, giúp thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn nở. Flavonoid cải thiện lưu thông máu, giúp máu luân chuyển một cách ổn định, giảm áp lực động mạch, thư giãn các mạch máu, nhờ đó làm giảm chứng giãn tĩnh mạch.
Cắt giảm lượng muối trong các món ăn, do đồ ăn mặn sẽ khiến cơ thể giữ nước, khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
Ngoài ra, người bị giãn tĩnh mạch chân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón. Tình trạng ách tắc trong ruột gây áp lực nặng nề hơn lên các mạch máu, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.
-
Duy trì cân nặng
Duy trì cân nặng để phòng ngừa các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch
Thừa cân làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch nên giảm cân sẽ hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch. Cân nặng được duy trì giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó giảm sưng và khó chịu.
-
Chọn mặc trang phục rộng rãi thoải mái thay vì các loại quần áo bó sát
Mặc quần áo bó sát ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, gây ảnh hưởng xấu đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân nên chọn trang phục thoải mái, mang giày đế bằng thay vì giày cao gót.
-
Massage
Massage nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch là cách giúp máu lưu thông tốt hơn. Có thể sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả.
Khi massage, tránh ấn trực tiếp lên tĩnh mạch để tránh làm tổn thương các mô xung quanh.
-
Thường xuyên vận động hoặc thay đổi tư thế
Tránh ngồi trong thời gian dài. Những ai phải ngồi nhiều nên cố gắng đứng dậy và di chuyển xung quanh, hoặc thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt. Tránh ngồi bắt chéo hai chân vì tư thế này càng khiến việc lưu thông máu khó khăn hơn.
-
Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược
Để có một phương pháp giúp người bệnh cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách an toàn mà hiệu quả nhất, nhiều nhà khoa học tìm đến các thảo dược như:
– Hạt dẻ ngựa: Chứa chất Aescin có tác dụng làm bền thành mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi và sức bền thành mạch. Giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù. 3 nghiên cứu trên 10.725 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cho thấy sau khi điều trị bằng hạt dẻ ngựa sau 4-6 tuần thấy 84% bệnh nhân giảm sưng phù chân, 91% bệnh nhân giảm đau chân, 85% bệnh nhân bớt nặng chân. Trong 1 nghiên cứu 12 tuần sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa làm giảm sưng phù chân phù nề chân tương đương với biện pháp mang vớ ép.
– Rutin từ hoa hòe: Có tác dụng làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt vỡ mạch, bảo vệ mạch. Thiếu vitamin P từ rutin sẽ làm cho thành mạch yếu, dễ bị giãn đứt và vỡ.
– Diosmin và Hesperidin là flavonoid cam quýt, sự kết hợp này sẽ làm tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.
– Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, butcher’s Broom có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp làm bền thành tĩnh mạch.
– Bạch quả: Có tác dụng hoạt huyết, tránh ứ máu trong lòng tĩnh mạch để tránh hiện tượng hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch.
Tới nay tất cả các thành phần trên đã được hội tụ đầy đủ trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ BoniVein của Mỹ và Canada.
BoniVein – Giải pháp vàng cho bệnh suy giãn tĩnh mạch
BoniVein được nhập khẩu từ Canada và Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược như hạt dẻ ngựa, hoa hòe, bạch quả, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, butcher’s broom có tác dụng:
- Tăng cường sức bền và độ đàn hồi của tĩnh mạch, giúp co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, giảm nhanh các triệu chứng như đau, nặng, mỏi, tê bì chân, chuột rút… và ngăn ngừa biến chứng
- Bảo vệ tĩnh mạch trước sự tấn công của tác nhân oxy hóa và các gốc tự do
- Hoạt huyết, giảm tình trạng huyết ứ, ngăn biến chứng huyết khối
BoniVein không chỉ làm giảm nhanh các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như nổi gân xanh ở tay chân, căng tức, nặng chân,… mà còn rất an toàn vì các thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính, người dùng có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
Đặc biệt, BoniVein được sản xuất bởi hệ thống nhà máy sử dụng công nghệ microfluidizer, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, loại bỏ được các tạp chất, giữ lại hoạt chất có tác dụng, tăng khả năng hấp thu tới mức tối đa, từ đó tối ưu hóa tác dụng của thảo dược trong sản phẩm.
Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein.
BoniVein là một trong những sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay. Sản phẩm đã được kiểm chứng chất lượng và được đông đảo người bệnh tin dùng và sử dụng. Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng đã sử dụng sản phẩm:
Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi, số 2 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội, Đt 037.965.3844
Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi
“Bác bị suy giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm với triệu chứng là chân bị sưng to như chân voi, sờ vào thấy da căng bóng, chân đau nhức, bước đi như có hàng ngàn mũi kim châm. Trên chân có đám tĩnh mạch rối, nổi ngoằn ngoèo như đàn giun. Bác có thăm khám ở viện 108, bác sĩ kê Daflon, rutin và vitamin C. Khi biết thông tin về BoniVein, bác đã dùng kèm với thuốc tây, sau 1 tháng bác bỏ hoàn toàn thuốc tây mà chỉ duy trì dùng BoniVein. Chân bác đã hết hoàn toàn hiện tượng sưng, nhức, buốt, đi lại nhẹ nhõm, thoải mái. Tĩnh mạch giãn cũng co lại được 80-90% rồi. Vì thế nên bác kiên trì duy trì với liều 2 viên 1 ngày suốt 2 năm nay để phòng ngừa tái phát.”
Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, Đt: 0908.512.260
Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu cách đây 10 năm, ban đầu cô chỉ có những triệu chứng như nặng nhức, mỏi, tê bì. Cô có đi bệnh viện khám dùng thuốc tây Daflon nhưng không đỡ mà càng ngày những tĩnh mạch ở dưới da càng hiện lên rõ ràng hơn, ngày nào cô cũng bị chuột rút tới mấy lần liền. Cô có đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein, cô thấy nó trị được cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ mà cô cũng vừa chích trĩ xong nên muốn chuyển sang dùng để cải thiện 2 bệnh luôn. Cô dùng được 3 tháng thì bỏ hẳn được vớ y khoa, tĩnh mạch xanh tím đã mờ dần, còn những triệu chứng trước đây đã hết hoàn toàn, cô đi lại nhẹ nhõm, thoải mái lắm.”
Cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi, 2/3 Quang Đàm, Sở Dầu, Hải Phòng, Đt: 0904.169.152
Bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung, suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng là căn bệnh phổ biến hàng đầu hiện nay. Căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng đắn sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy hiện nay có những biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và gây ra những biến đổi về huyết động cùng sự biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây nên các triệu chứng nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiệp, những công việc đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân…
Suy giãn tĩnh mạch chân
Các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch biểu hiện ở nhiều giai đoạn từ giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti như mạng nhện trên chân đến giãn các mạch máu to ngoằn ngoèo dưới da; từ hoàn toàn không có tĩnh mạch giãn cho đến cẳng chân bị lở loét nặng, làm ảnh hưởng đến chức năng đi lại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Theo C.E.A.P (Clinique-Etiologie-Anatomie-Physiopathologie), bệnh suy tĩnh mạch được chia thành 7 cấp độ dựa theo các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như tình trạng suy giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da, loét chân, cụ thể như sau:
- Suy giãn tĩnh mạch chân độ 0: Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu suy tĩnh mạch lâm sàng được nhìn hay sờ thấy. Triệu chứng thường gặp là nặng chân, tê chân.
- Suy giãn tĩnh mạch chân độ 1: Xuất hiện tình trạng giãn mao mạch, tĩnh mạch dạng lưới.
- Suy giãn tĩnh mạch chân độ 2: Phì giãn các tĩnh mạch nông
- Suy giãn tĩnh mạch chân độ 3: Phù mắt cá chân, màu da không thay đổi
- Suy giãn tĩnh mạch chân độ 4: Da sạm, chàm, xơ bì
- Suy giãn tĩnh mạch chân độ 5: Như giai đoạn độ 4 kèm theo loét đã lành
- Suy giãn tĩnh mạch chân độ 6: Như giai đoạn độ 4 kèm theo loét tiến triển
Dựa vào việc đánh giá cấp độ hay giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ có phương hướng lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân khác nhau.
Các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp nội khoa
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc:
Suy giãn tĩnh mạch chân thường được điều trị bằng một số nhóm thuốc sau:
+ Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, chống đông
+ Thuốc cải thiện lưu thông máu bảo vệ hệ vi tuần hoàn
+ Thuốc cải thiện sự trao đổi chất giữa máu và mô tế bào
Các thuốc này phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp chích xơ tạo bọt:
+ Mục đích của chích xơ là làm tắc và xơ hóa dần các tĩnh mạch giãn. Thuốc gây xơ sẽ được hòa trộn với khí để tạo thành hỗn hợp bọt khí nhỏ li ti. Hỗn hợp này sẽ được chích vào lòng mạch để tạo lập huyết khối, phá hủy thành mạch, làm tĩnh mạch giãn teo lại và xơ hóa dần theo thời gian.
+ Thực hiện: Kỹ thuật này sử dụng Lauromacrogol 2% 2mL/ống, pha với một lượng không khí theo tỷ lệ ¼, trộn lẫn hỗn hợp thuốc và không khí này thành một dung dịch bột nhuyễn theo kỹ thuật Tessari.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp can thiệp ít xâm lấn
- Phương pháp laser nội tĩnh mạch
Nguyên tắc của phương pháp này là dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm teo các tĩnh mạch bị suy giãn. Nhân viên y tế sẽ luồn một que đốt laser vào trong lòng tĩnh mạch, sau đó bật nguồn. Tia laser được tạo thành sẽ đốt vào vị trí cần can thiệp rồi được kéo dần ra khỏi đó, khiến 2 bên thành tĩnh mạch dần dính liền với nhau, kín lại, không cho máu chảy qua nữa. Khoảng sau 6 tháng điều trị, toàn bộ tĩnh mạch đốt bằng laser teo hết hoặc chỉ nhỏ như sợi xơ mướp.
Phương pháp laser nội tĩnh mạch khá an toàn, bệnh nhân phục hồi nhanh, sau thủ thuật có thể xuất viện ngay và không có sẹo mổ, đảm bảo thẩm mỹ. Sau điều trị, bệnh nhân sẽ hết các triệu chứng khó chịu từng gặp trước khi điều trị.
- Phương pháp làm lạnh với nitơ lỏng
Hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp làm lạnh với Nitơ lỏng âm 90oC để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông trong lòng tĩnh mạch, tuy nhiên phương pháp này có tỷ lệ tái phát khá cao đến 30% các trường hợp.
- Phương pháp sóng cao tần
Xơ tắc mạch bằng sóng cao tần: RFA (Radiofrequency Ablation) là phương pháp hủy mô bằng nhiệt gây ra bởi sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số nằm trong khoảng sóng âm thanh (200 – 1.200 MHz). RFA nhằm mục đích loại bỏ dòng máu trào ngược trong tĩnh mạch hiển lớn, thường được thực hiện cho những bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân độ 2 trở lên theo phân độ CEAP.
Phương pháp này có thể áp dụng ở những trường hợp bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân đã điều trị nội khoa tích cực bằng thuốc và sử dụng vớ y khoa được hơn 1 tháng nhưng chưa thuyên giảm triệu chứng hay không cải thiện độ nặng lâm sàng, siêu âm có dòng trào ngược trong hệ tĩnh mạch.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp phẫu thuật
- Phẫu thuật Stripping
Mục đích là làm mất đi tình trạng trào ngược trong hệ tĩnh mạch hiển và một số trường hợp khác là cả trong tĩnh mạch xuyên
Kết quả phẫu thuật stripping tốt nhất ở bệnh nhân có hệ tĩnh mạch sau bình thường và các van của hệ xuyên và sâu còn tốt.
- Phẫu thuật Chivas
Phương pháp Chivas lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên, đây là phương pháp điều trị khá triệt để và có tỷ lệ tái phát thấp hơn so với các phương pháp phẫu thuật hiện tại.
- Phẫu thuật Muller
Kỹ thuật này lấy tĩnh mạch giãn bằng những đường rạch nhỏ được tác giả Robert Muller giới thiệu vào những năm 1966
Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mạn tính. Việc sử dụng các thuốc Tây y dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian dài. Các thủ thuật và phẫu thuật chỉ có khả năng điều trị các tĩnh mạch đã giãn mà không thể ngăn ngừa được bệnh tái phát cũng như không bảo vệ được các tĩnh mạch chưa bị suy giãn.
Chính vì vậy mà bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch như:
Chế độ ăn uống
- Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đủ vitamin và các chất dinh dưỡng. Bổ sung chất xơ, trái cây và các loại rau quả tươi, ngũ cốc… để tránh bị táo bón
- Uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước)
Chế độ sinh hoạt
- Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, vì vậy, nếu bạn quá béo hãy thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện để giảm trọng lượng.
- Tập thể dục thể thao đều đặn: Nên tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như, đi bộ, bơi lội, xe đạp, khiêu vũ… Không nên chơi những môn thể thao phải cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như bóng đá, nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh…
- Không nên mặc loại quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông và chân
- Tránh mang vác, khiêng xách nặng vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.
- Mang vớ y khoa
Sử dụng sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược thiên nhiên BoniVein.
BoniVein có thành phần công thức rất toàn diện từ 100% thảo dược kinh điển đã được sử dụng rất lâu đời cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như:
Hạt dẻ ngựa:
Theo nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân độ tuổi trung bình 55,3 tuổi có 88% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Họ được điều trị trong 4-10 tuần bằng Aescin (hoạt chất từ cao dẻ ngựa) liều 75mg. Kết quả, tất cả các triệu chứng đều được cải thiện trong tuần đầu, mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên rõ rệt khi kết thúc liệu trình.
Việc kết hợp hạt dẻ ngựa cùng Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Diosmin và Hesperidin từ vỏ họ cam chanh sẽ làm tăng sức bền, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương.
Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông:
Chống oxy hóa, hiệu quả tốt trong việc bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.
Cao bạch quả, cây đậu chổi:
Thành phần này có tác dụng hoạt huyết, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông.
Với sự kết hợp tuyệt vời của các loại thảo dược trên sản phẩm BoniVein sản xuất từ Mỹ và Canada chính là cứu tinh cho những người suy giãn tĩnh mạch, giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau nặng, tê bì, sưng phù chân…do suy giãn tĩnh mạch. Và quan trọng nhất, BoniVein giúp làm bền thành mạch và van tĩnh mạch, làm giảm phồng tĩnh mạch từ đó giúp co tĩnh mạch bị giãn, giúp làm mờ những tĩnh mạch nổi lên ở chân. BoniVein cũng giúp phòng ngừa tái phát bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.
Đánh giá BoniVein
“BoniVein có tốt không? BoniVein có hiệu quả không?” chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi chuẩn bị và mới bắt đầu sử dụng BoniVein. Để trả lời câu hỏi này mời quý bạn đọc theo dõi lời phản hồi của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm BoniVein ở phần dưới đây:
Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi, ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, Cần Giuộc, Long An, đt: 0377.514.579
“Cô bị bệnh suy giãn tĩnh mạch gần 2 năm nay, với những triệu chứng là nặng chân, đi bộ thấy rất mệt, tê bì ở phần bắp chuối, cô phải kê cao gối treo chân thì mới ngủ yên được vài tiếng. Cô đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, mà chỉ thấy chân nổi nhiều tĩnh mạch xanh tím và sờ vào thấy có những cục như hạt đậu tương nổi lên. Tình cờ đọc báo cô có biết tới sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada, thấy hay quá nên cô mua về dùng ngay. Dùng được có 1 lọ mà chân đã đỡ tê bì, nặng và nhức, sau 3 lọ thì đã hết hẳn khó chịu. Sau 1.5 tháng tĩnh mạch xanh tím cũng mờ được tới 50% rồi, đi lại chạy nhảy thoải mái, không ảnh hưởng. Mừng quá cháu ạ, chắc chắn cô sẽ kiên trì tiếp tục sử dụng.”
Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi
Cô Trần Thị Chính, 57 tuổi, số 66, khu phố Thọ Môn, p. Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, đt 0983291015
“Cô bị suy tĩnh mạch sâu, bác sĩ kê cho cô uống Daflon và dặn uống đều đặn bệnh sẽ thuyên giảm. Thế nhưng cô dùng liên tục Daflon, không nghỉ ngày nào trong vòng 2 tháng nhưng chân vẫn đau tức, đi lại còn nặng nhọc hơn trước. Thậm chí cô còn thấy vài gân xanh nổi lên và có vết thâm tím trên chân, cô biết rằng mình có thể không chỉ suy tĩnh mạch sâu mà sắp thành cả suy tĩnh mạch nông. Thật may, cô tình cờ đọc bài báo nói về tpcn BoniVein của Mỹ và Canada nên mua về dùng thử. Sau khoảng 2 lọ, chân cô đã đỡ đau tức, đi đứng cũng bớt nặng nhọc hơn. Dùng hết hơn 4 lọ, toàn bộ những triệu chứng của bệnh trước đây đã hoàn toàn mất hẳn. Chỉ khi nào phải đi quá lâu hoặc mang vác nặng thì chân mới hơi mỏi một chút nhưng không đáng kể. Tĩnh mạch xanh và các vết thâm tím ở chân đã mờ hơn hẳn và không thấy xuất hiện ở chỗ khác nữa. Cô khỏe hẳn lên, da dẻ hồng hào, tinh thần phấn khởi, không phải lo nghĩ gì về bệnh nữa.”
Cô Trần Thị Chính, 57 tuổi
Bác Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi ở phòng 34, số nhà 33 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
“Một năm trước, bác hay nhức mỏi, nặng chân, tê và đau, thường xuyên chuột rút, đi lại khoảng 30 phút là 2 chân trùng xuống không muốn bước tiếp, bác dùng dầu nóng xoa bóp nhưng không đỡ. Đi khám mới biết mình bị suy giãn tĩnh mạch chân. Bác sĩ dặn bác mang vớ y khoa và uống Daflon thường xuyên theo chỉ định, thế nhưng hơn 2 tháng mà không đỡ. Tình cờ biết đến tpcn BoniVein của Mỹ và Canada, bác mới mua uống thử. Bác uống 4 viên/ngày, liên tục khoảng nửa tháng đã thấy bớt hẳn nặng, mỏi chân, mỗi lần chuẩn bị lên cơn đau chuột rút bác lại nâng chân lên cao, xoa bóp nhẹ nhàng. Giờ mỗi tối đi ngủ bác đều gác chân lên cái gối cao là yên tâm ngủ ngon tới sáng. Uống BoniVein được 2 tháng bác thấy các tĩnh mạch chằng chịt màu xanh tím đã mờ dần, cơn đau nặng đã bớt, bác bỏ luôn cả vớ y khoa”.
Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra tình trạng nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… dẫn đến các biến chứng khó chữa lành như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu… Chính vì vậy mà khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược thiên nhiên BoniVein.
XEM THÊM:
Cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm, ban đầu chỉ bị chuột rút sau đó có thêm những triệu chứng đau, nhức, nặng, chân sưng múp lên như bà bầu xuống máu, và gân xanh tím nổi lên rất nhiều nhất là từ phần bắp chân trở xuống. Cô dùng thuốc tây trị suy giãn tĩnh mạch nhưng không cải thiện, cô đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein và chuyển sang dùng hẳn, bỏ thuốc tây. Sau 1 tuần chân cô đã xẹp hẳn xuống hết sưng, Sau 2 tháng những triệu chứng nặng, mỏi, đau nhức, chuột rút đã mất hoàn toàn, gân xanh cũng giảm được tầm 70%, đặc biệt khi sờ tay vào những đường gân thường thấy những cục nổi lên lộm cộm nhưng giờ đã hết hoàn toàn. Cô tin tưởng BoniVein nên tiếp tục dùng.”
Bên trên là một số thông tin chia sẻ về bệnh suy giãn tĩnh mạch và các cách chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- 6 biến chứng suy giãn tĩnh mạch: phòng ngừa và điều trị
- Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì? Những nguyên tắc trong sinh hoạt người bệnh cần nhớ
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY