Nội dung chính
Các triệu chứng như nặng mỏi, căng tức, đau nhức chân, phù chân về chiều,… thường làm cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có xu hướng ngại vận động, nhất là đi bộ. Người bệnh thường nghĩ đi bộ làm nặng hơn, trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Vậy suy nghĩ đó là đúng hay sai? Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Mời độc giả cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và gây ra những biến đổi về huyết động cùng sự biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây nên các triệu chứng nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê bì, kiến bò, chuột rút về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc hay nghề nghiệp, những công việc đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân…
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, những người bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên dành thời gian đi bộ mỗi ngày, tối thiểu 10 phút để phòng ngừa các biến chứng của bệnh và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Đi bộ mỗi ngày giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Khi đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất, sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Tuy nhiên, khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch ở phía dưới gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, hoạt động co cơ cẳng chân đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Và cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn và về tim.
Như vậy, việc đi bộ đều đặn giúp đẩy máu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực tĩnh mạch do ứ đọng. Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
– Nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời gian và quãng đường.
– Ở những người loét chân do suy giãn tĩnh mạch, vận động cổ chân sẽ bị hạn chế, do đó cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.
– Chủ động dành thời gian đi bộ, vận động thường xuyên, nên sử dụng vớ y khoa trong quá trình đi bộ.
– Người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng với nhịp độ vừa phải, không nên bước mạnh với vận tốc nhanh.
– Dù đi bộ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không nên đi bộ quá 30 phút mỗi ngày.
Hướng dẫn phòng ngừa và chăm sóc người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể, có tác dụng phòng và chống lại bệnh tật nói chung cũng như bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần phải uống nhiều nước hằng ngày (khoảng 2-2,5 lít nước), đồng thời bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức bền thành mạch, bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là:
– Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau củ quả và trái cây.
– Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi,…
– Thực phẩm giàu vitamin E: Hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, bơ, cải xanh,…
– Thực phẩm giàu Flavonoid: Bông cải xanh, việt quất, trà xanh, các loại hạt, ớt chuông, socola…
Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong phòng và chống lại bệnh tật
Tuân thủ chế độ sinh hoạt phù hợp
– Quần áo: Không nên mặc quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông, chân.
– Giày dép: Nên mang giày dép có đế mềm và gót thấp, không nên mang giày cao gót, bước đi tự nhiên sao cho trọng lượng dồn đều lên cả hai bàn chân.
– Khi nằm: Nên kê chân lên cao hơn mức của tim 15-20cm tạo thuận lợi cho máu về tim qua đường tĩnh mạch.
– Khi ngồi: Hai bàn chân chạm xuống sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc. Đồng thời giữ lưng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân, mặt dưới đùi vừa chạm mặt ghế để giảm tối đa lực ép lên mặt dưới đùi, không cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi. Tránh những tư thế ngồi gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân…
– Tránh mang vác, khiêng xách nặng: Vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.
– Thể dục thể thao: Nên tập thể dục thường xuyên, có thể tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ… Không nên chơi những môn thể thao có cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như cử tạ, nhảy cao, nhảy xa, chạy tốc độ, tennis, bóng đá…
Bên cạnh đi bộ, đạp xe cũng giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch rất tốt
– Không nên xoa dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng: Vì nóng càng khiến cho tĩnh mạch giãn nở, làm giảm khả năng vận chuyển máu trở về tim.
– Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong nên xối lại chân bằng nước lạnh, nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự chuyển máu về tim dễ dàng hơn.
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên
Để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách tối ưu, bên cạnh các phương pháp kể trên, xu hướng hiện nay là sử dụng các sản phẩm dạng viên uống có nguồn gốc từ thiên nhiên, bởi tính an toàn, tiện lợi và hiệu quả vượt trội của chúng.
Hiện nay, BoniVein + của Mỹ là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên, đang được rất nhiều người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tin tưởng sử dụng.
BoniVein + có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên
BoniVein + – Giải pháp giúp kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
BoniVein + là sản phẩm có công thức ưu việt kết hợp hoàn hảo các loại thảo dược thiên nhiên và được sản xuất bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới tại Mỹ, giúp người dùng khắc phục mọi vấn đề do suy giãn tĩnh mạch chân gây ra.
Công thức toàn diện của BoniVein +
Công thức toàn diện của BoniVein + gồm có sự kết hợp giữa 3 nhóm thảo dược sau:
– Cao dẻ ngựa, rutin chiết xuất từ hoa hòe, diosmin và hesperidin chiết xuất từ vỏ họ cam chanh: Đây là các thảo dược tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, giúp làm tăng sức bền thành mạch và cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Các thảo dược này có tác dụng giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.
– Cao bạch quả, butcher broom có tác dụng giúp hoạt huyết, ngăn ngừa huyết khối, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nhờ những thành phần trên, BoniVein + giúp:
– Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra như nặng mỏi, sưng đau, phù, chuột rút khi ngủ,…
– Giúp co nhỏ và làm mờ những tĩnh mạch xanh tím nổi lên trên da.
– Giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng suy giãn tĩnh mạch là huyết khối, viêm da, loét không liền sẹo, thuyên tắc phổi…
BoniVein + có tốt không?
Từ những phản hồi trực tiếp của người dùng trong nhiều năm nay, BoniVein + tự tin là bí quyết sống vui, sống khỏe của người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Cô Trương Thị Luyến, 68 tuổi, ở số 6 đường 14 khu phố 4, phường An Phú, quận 2, HCM, Điện thoại 0969.642.039.
Cô Trương Thị Luyến, 68 tuổi
Cô Luyến tâm sự: “Cô bị suy giãn tĩnh mạch chân 38 năm nay rồi. Khoảng chục năm trở lại đây, chân cô không những nhức, nặng mỏi, phù, mà bắp chân còn nổi những đường gân xanh khá to và thỉnh thoảng có những vết bầm tím tự nhiên xuất hiện. Cô tới bệnh viện Đại học y dược thành phố khám rồi dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Lúc uống chân có nhẹ nhõm hơn, nhưng cứ ngưng chưa được 1 ngày chân đã đau trở lại ngay. Cô mở nhà hàng kinh doanh được 4 năm nay nhưng vì càng ngày bệnh càng nặng hơn nên 2 năm nay cô phải nghỉ ở nhà.”
“Tình cờ cô đọc được thông tin về tpcn BoniVein + của Mỹ, được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn trưởng khoa Đông y bệnh viện quân y 108 đánh giá là sản phẩm có nhiều thảo dược phối hợp đặc biệt tốt cho người suy giãn tĩnh mạch. Thấy hay quá nên cô mua BoniVein + về dùng với liều 4 viên 1 ngày. Được nửa tháng, chân cô đã nhẹ nhõm, đi lại dễ dàng hơn. Càng về sau bệnh giảm càng rõ, mức độ thâm tím giảm dần, chân đỡ hẳn nhức mỏi, sưng phù. Cô dùng kiên trì 5 tháng thì những triệu chứng đó đã hoàn toàn không còn, gân xanh và những vết thâm tím giảm 80%. Cô mừng lắm!”
Cô Nguyễn Thị Dung, 60 tuổi, phòng 504G7 phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Điện thoại: 0938.204.979
Cô Nguyễn Thị Dung, 60 tuổi
Cô Dung kể: “Cô bị suy giãn tĩnh mạch lâu rồi nhưng lúc về hưu cách đây 3 năm bệnh mới trở nặng. Cô bị đau, buốt ở phần bắp chân rất khó chịu. Bình thường cô bị tê quanh vùng mắt cá chân thôi nhưng đứng lâu thì tê nhức cả hai chân. Vùng da ở đầu gối và bắp chuối lúc nào cũng căng bóng khiến cô không thể ngồi gập chân xuống được. Đã thế, chân cô còn nổi rất nhiều gân xanh, tím lịm cả đầu gối chân trái nhìn như bị ngã.”
“Thật may mắn trong một lần tra cứu thông tin về bệnh suy giãn tĩnh mạch, cô tình cờ biết tới sản phẩm BoniVein + của Mỹ. Cô ra nhà thuốc mua ngay và dùng với liều 6 viên mỗi ngày, chia 2 lần thì thấy các triệu chứng cải thiện từng ngày. Rõ rệt nhất là sau 20 ngày, chân cô đỡ đau và căng tức, đi lại thoải mái hơn trước rất nhiều. Sau 2 tháng thì cô thấy hết hẳn triệu chứng từ tê, buốt, cho tới đau nhức, chân đi lại nhẹ bẫng như không. Không những thế, dần dần những tĩnh mạch nổi ở chân và mấy mảng xanh tím trước kia đều mờ đi hẳn, dù chưa hết được nhưng cũng không còn nhìn rõ nữa rồi. Sau đó, cô giảm xuống liều 4 viên BoniVein + một ngày và sau 6 tháng cô chỉ dùng duy trì 2 viên mỗi ngày để phòng bệnh tái phát thôi.”
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không đồng thời có thêm kiến thức về cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng gọi vào số hotline miễn cước 1800 1044 để được hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Những sai lầm dễ gặp khi áp dụng cách trị giãn tĩnh mạch tại nhà
- Hỏi: Dùng BoniVein có phải mang tất không?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY