Nội dung chính
Chuột rút gây ra những cơn đau nhức dữ dội và đột ngột khiến bạn không thể cử động được. Vậy vì sao chúng ta bị chuột rút bất chợt và làm thế nào để phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn cùng đọc nhé!
Một số thông tin về chứng chuột rút bạn cần biết
Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là hiện tượng co rút hay thắt chặt các cơ một cách đột ngột. Khi cơ bị co thắt ngoài ý muốn sẽ gây ra những cơn đau đớn dữ dội, khiến cho sự cử động trở nên khó khăn hay thậm chí là không thể cử động được trong chốc lát. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giây cho tới vài phút và có thể tái diễn nhiều lần.
Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân
Chuột rút có thể xảy ra ở tất cả các cơ trên cơ thể như cơ của cẳng chân, bàn chân, bàn tay, đùi, hông, bụng,… Trong đó, chuột rút bắp chân và bàn chân là phổ biến nhất.
Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ, hoặc sau khi vận động và sử dụng cơ bắp trong một khoảng thời gian dài và liên tục. Chuột rút xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều nhất ở người trẻ tuổi và trên 60 tuổi.
Nguyên nhân gây ra chuột rút
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút, điển hình là 3 nguyên nhân sau:
Thiếu oxy đến cơ
Trong quá trình vận động, bạn phải tăng nhịp thở để cung cấp đủ oxy đến cơ bắp. Khi vận động ở cường độ cao, cơ thể không sử dụng oxy một cách đủ nhanh để tạo ra nguyên liệu. Khi cơ bị thiếu oxy sẽ chuyển sang môi trường yếm khí, năng lượng dự trữ sẽ phân hủy thành pyruvate, và tiếp tục chuyển thành acid lactic.
Vận động quá sức có thể gây chuột rút
Khi vận động ở cường độ cao kéo dài, acid lactic tích tụ càng nhiều sẽ gây ra cảm giác nóng rát và nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong cơ bắp sẽ khiến bạn gần như không thể cử động được.
Mất nước, mất cân bằng điện giải
Tương tự như việc thiếu oxy đến cơ, mất nước, mất cân bằng điện giải cũng khiến acid lactic lắng đọng trong cơ gây mỏi.
Cơ thể bị mất nước hoặc mất điện giải trong các trường hợp: Vận động quá lâu và quá mạnh trong thời tiết nóng bức làm cơ thể ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối, khi người bệnh sử dụng các loại thuốc Statin, Prednisone, thuốc lợi tiểu cũng làm cơ thể bị rối loạn điện giải hoặc do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút.
Dấu hiệu của một bệnh lý
Nếu thường xuyên bị chuột rút về đêm, bạn cần phải đi khám chuyên khoa. Những người bị mắc một trong số các bệnh lý như: Bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp trạng, Parkinson, thiếu máu, bệnh thận, suy giãn tĩnh mạch… đều dễ bị chuột rút.
Trong đó, có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch, van tĩnh mạch bị suy yếu, máu thay vì được bơm từ chân lên tim, sẽ đi theo chiều ngược lại, làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Máu ứ đọng lại khó lưu thông gây ra tình trạng chuột rút và hàng loạt các triệu chứng khó chịu khác như đau nhức, sưng phù, tê bì, ngứa, căng tức chân, tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo trên chân,…
Suy giãn tĩnh mạch thường gây ra chuột rút
Các phương pháp khắc phục và phòng ngừa chuột rút
Người bị chuột rút sẽ cảm thấy đau đớn ở cơ bắp và không cử động được. Đặc biệt, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm khi bạn đang lái xe hay bơi lội. Khi bất chợt bị chuột rút, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử trí dưới đây:
- Nếu bị co rút ở bắp chân: Bạn nên duỗi cơ theo chiều đối ngược, từ từ kéo đầu ngón chân và bàn chân lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.
- Nếu bị co rút ở bắp đùi: Nhờ ai đó kéo thẳng chân ra, ấn đầu gối xuống.
- Nếu bị co rút cơ xương sườn: Xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt xung quanh lồng ngực và hít thở thật sâu, thả lòng người, máu sẽ nhanh chóng lưu thông trở lại.
Để hạn chế hiện tượng chuột rút làm phiền cuộc sống của bạn, các chuyên gia khuyên bạn áp dụng các biện pháp sau đây ngay từ bây giờ:
- Uống đủ nước, khoảng 6-8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: Đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Nên ăn nhiều rau và bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp phòng ngừa hiện tượng chuột rút
- Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ, vì nó có thể dẫn đến chuột rút, khiến cho nhiều hormone trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
Trong trường hợp chuột rút dai dẳng mà không thuyên giảm sau khi tập thể dục, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc thư giãn cơ, vitamin E,… để điều trị chuột rút. Còn nếu bạn bị chuột rút thứ cấp do một bệnh lý khác gây ra thì việc điều trị bệnh lý đó sẽ giúp làm giảm các triệu chứng.
Trong phạm vi bài viết này, mời các bạn tham khảo phương pháp cải thiện hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân – bệnh lý phổ biến nhất gây ra chứng chuột rút.
Cây chổi đậu – Khắc tinh của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Cây chổi đậu – Khắc tinh của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Cây chổi đậu (Butcher broom) là một loại thảo dược phát triển tự nhiên ở các vùng Địa Trung Hải và châu Âu, có khả năng giúp kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn. Do đó, cây chổi đậu không những giúp giảm triệu chứng chuột rút, mà còn làm giảm căng tức, ngứa, sưng chân, đau chân, giảm phồng tĩnh mạch, làm tĩnh mạch khỏe hơn.
Theo một nghiên cứu do Đại học Washington thực hiện trên 124 bệnh nhân, trong đó:
- 109 bệnh nhân nữ (chiếm 89.28%) với tuổi trung bình là 52.5 (tuổi từ 33-80).
- Triệu chứng: 79% bệnh nhân đau chân, 85% nặng chân, 74% chuột rút, 82% bị phù chân.
- Mỗi ngày dùng 2 viên Butcher broom 150mg và vitamin C 150mg.
Biểu đồ thể hiện mức độ triệu chứng của bệnh trước và sau quá trình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 2 tuần, toàn bộ triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch đã giảm và vào cuối đợt nghiên cứu, hầu như không còn triệu chứng nữa.
Các nhà khoa học cho biết thêm, điều quan trọng trong cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch là phải làm tăng tuần hoàn máu, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông vì thế Butcher broom thường được phối hợp với Ginkgo biloba (bạch quả) để phòng tránh tắc nghẽn tĩnh mạch.
Nhận thấy tác dụng tuyệt vời của cây chổi đậu và cây bạch quả, các nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals đã dày công nghiên cứu kết hợp 2 thảo dược này với nhiều loại thảo dược quý khác tạo ra công thức toàn diện, bào chế thành dạng viên uống tiện lợi mang tên BoniVein + – Giải pháp hoàn hảo cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
BoniVein + – Công thức thảo dược toàn diện đẩy lui bệnh suy giãn tĩnh mạch
BoniVein + là sự kết hợp hài hòa của cây chổi đậu, bạch quả và nhiều loại thảo dược quý như:
- Các thảo dược tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, giúp làm tăng sức bền thành mạch và cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch gồm: Cao dẻ ngựa, rutin chiết xuất từ hoa hòe, diosmin và hesperidin chiết xuất từ vỏ họ cam chanh.
- Các thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông
BoniVein + có công thức toàn diện nhất hiện nay
Với công thức toàn diện, BoniVein + giúp co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, cải thiện tất cả các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch gây ra, trong đó có chuột rút, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh như loét chân, huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi,… và phòng ngừa bệnh tái phát.
Tính an toàn và hiệu quả của BoniVein + đã được chứng nhận bởi Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO.
Đặc biệt, tại nhà máy J&E International – Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals, BoniVein + được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ Microfluidizer – công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới, giúp thành phần của BoniVein + có kích thước nano, giúp tối ưu hiệu quả của sản phẩm. Do đó, sinh khả dụng của BoniVein + có thể lên đến 100%.
Cảm nhận của khách hàng sau khi dùng BoniVein +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam và được hàng vạn người bệnh suy giãn tĩnh mạch tin dùng, BoniVein + tự tin giúp người bệnh lấy lại cuộc sống khỏe mạnh, đẩy lui bệnh một cách nhẹ nhàng.
Cô Vũ Thị Tâm, 50 tuổi, số 275, đường Trường Chinh, phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng, Đt 0912.140.254.
Cô Vũ Thị Tâm, 50 tuổi
Cô Tâm buồn bã nhớ lại: “Hơn một năm nay, cô bị suy giãn tĩnh mạch. Chỉ cần đứng một lúc, bắp chân căng đét, sưng phù lên, ấn bàn chân thấy lõm, càng đứng càng sưng to. Không những vậy, cô còn bị ngứa, gãi tới mức chân rớm máu. Đặc biệt, buổi sáng cô duỗi chân một cái thôi là bị chuột rút ngay, đau quắp hết người lại. Cô uống thuốc tây vừa không cải thiện được nhiều mà còn bị nóng trong.”
“May thay cô được Dược sĩ ở nhà thuốc giới thiệu dùng BoniVein +. Cô uống đều đặn 6 viên chia 2 lần mỗi ngày, mọi chuyện khác hẳn từ đó. Sau một tháng bệnh đã giảm rồi, nhưng rõ rệt nhất là sau 2 tháng, tất cả triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau chân, ngứa, nặng chân, chuột rút, sưng phù chân đồng loạt đỡ hẳn. Sau đó cô giảm liều BoniVein + xuống còn 4 viên mỗi ngày và dùng duy trì cho tới nay, các triệu chứng hầu như không còn, hàng ngày cô thậm chí còn đi bộ được 30-45 phút liền.”
Bác Trần Thanh Xuân, 62 tuổi, khu phố 3, phường Phú Hải, tp Phan Thiết, Đt 0914.278.041.
Bác Trần Thanh Xuân, 62 tuổi
Bác Xuân tâm sự: “Cuối năm 2016 bác bắt đầu bị chuột rút nặng, mỗi đêm phải giật tới 2-3 lần, cả chân với người cứ co quắp lại, đau nhức tới mất ngủ. Nửa đêm bác phải ngồi dậy xoa bóp mãi mới đỡ. Không những thế, hai chân bác nóng ran, khó chịu đến mức phải lấy chậu nước lạnh xối liên tục từ bắp chân trở xuống rồi ngủ mới yên giấc được. Càng ngày chân bác càng yếu, chỉ đi tầm 100-200m là chân tê cứng mất cảm giác.”
“Thật may mắn khi bác biết tới BoniVein +. Bác dùng liều 4 viên một ngày, chỉ sau 4 lọ bệnh của bác đã giảm được 50%, chuột rút vẫn bị nhưng chỉ 1 lần/đêm và vài hôm mới bị lại chứ không còn liên tục như trước nữa. Bác dùng hết 8 lọ thì chuột rút hết hẳn, bác có thể đứng 15-20 phút cũng thấy như bình thường, không còn dấu hiệu đau nhức gì nữa. Bác mừng lắm.”
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn biết được nguyên nhân vì sao chúng ta bị chuột rút, phương pháp phòng tránh cũng như xử trí khi gặp tình trạng này. Đồng thời nắm được giải pháp BoniVein+ giúp cải thiện hiệu quả hiện tượng chuột rút do bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hay cần tìm hiểu thêm về sản phẩm BoniVein +, mời bạn gọi vào số hotline miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY