Khi bị đau chân, nặng chân, người bệnh thường nghĩ rằng mình bị bệnh về khớp và thường tìm đến bác sĩ khớp, cũng như khi bị vọp bẻ (chuột rút) ở chân, hầu như mọi người đều nghĩ mình bị thiếu calci. Người bệnh khám nhiều bác sĩ, tốn kém nhiều tiền bạc nhưng bệnh không thuyên giảm.
Có một bệnh lý rất phổ biến làm đau chân, nặng chân, vọp bẻ nhưng rất ít người biết , ngay cả các bác sĩ cũng ít chú ý đó là suy giãn tĩnh mạch chân.
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là do suy và tổn thương những van ở tĩnh mạch chân đưa đến giãn tĩnh mạch. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người trên 30 tuổi thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Giai đoạn đầu, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm thường bị chuột rút (vọp bẻ) khi thay đổi tư thế, cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò vùng cẳng chân. Bệnh tiến triển gây phù chân xảy ra khi đứng nhiều, ngồi lâu sau một ngày làm việc. Phù chân thường kín đáo, người bệnh đôi khi chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật vào cuối mỗi ngày. Trên da xuất hiện những tĩnh mạch hình mạng lưới hay tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo khiến người bệnh không hài lòng về mặt thẩm mỹ. Da vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa (thường lầm với chàm dị ứng), xơ cứng và cuối cùng là loét. Không phải người bệnh nào cũng có đầy đủ những triệu chứng như nêu trên. Chỉ cần có một trong những triệu chứng này người bệnh nên đi khám xem mình có bị suy giãn tĩnh mạch hay không.
Những người dễ bị suy tĩnh mạch chân do công việc phải ngồi, đứng lâu, ít vận động như: nhân viên văn phòng, bán hàng, tài xế, đầu bếp, giáo viên, thợ làm tóc, phẫu thuật viên,.. Phụ nữ dễ bị hơn nam giới do ảnh hưởng thai kỳ, mãn kinh và có yếu tố di truyền đối với những gia đình có cơ địa dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Ở các nước phương Tây, tỉ lệ nữ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm 25-33% và 10-20% đối với người nam trưởng thành. Bệnh suy giãn tĩnh mạchlà một bệnh mãn tính tiến triển theo thời gian và rất dễ tái phát đưa đến những biến chứng nặng nề phải phẫu thuật như loét chân, nhiễm trùng rất khó trị, tạo cục máu đông (có thể gây tắc mạch máu ở phổi) gây tử vong
Xem thêm: Mang giày cao gót có gây suy giãn tĩnh mạch không?
Điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân
Khám và thăm hỏi lâm sàng thường ít xác định được bệnh cũng như đánh giá mức độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Hiện nay, siêu âm màu mạch máu hai chân là xét nghiệm phổ biến và rẻ tiền cho việc chẩn đoán cũng như đánh giá mức độ tổn thương của suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính, diễn tiến theo tuổi tác, gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Bệnh rất cần sự kiên nhẫn, tuân thủ của bệnh nhân và bệnh không bao giờ được nói là chữa khỏi hoàn toàn dù bằng phương pháp nào: Phẩu thuật, cắt đốt bằng laser, chích xơ, thuốc….
Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng các loại thảo dược để phòng ngừa và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân vừa an toàn lại hiệu quả cao như:
– Hạt dẻ ngựa: Chứa chất Aescin có tác dụng làm bền thành mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi và sức bền thành mạch. Giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù. 3 nghiên cứu trên 10.725 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cho thấy sau khi điều trị bằng hạt dẻ ngựa sau 4-6 tuần thấy 84% bệnh nhân giảm sưng phù chân, 91 bệnh nhân giảm đau chân, 85% bệnh nhân bớt nặng chân. Trong 1 nghiên cứu 12 tuần sử dụng chiết xuất hạt ngựa làm giảm sưng phù chân phù nề chân tương đương với biện pháp mang vớ ép.
– Rutin từ hoa hòe: Có tác dụng làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt vỡ mạch, bảo vệ mạch. Thiếu vitamin P từ rutin sẽ làm cho thành mạch yếu, dễ bị giãn đứt và vỡ.
– Diosmin và Hesperidin là falavonoid từ thực vật, sự kết hợp này sẽ làm tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.
– Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, butcher’sBroom có tác dụng giúp chống oxy hóa rất mạnh, giúp làm bền thành tĩnh mạch.
– Bạch quả: Có tác dụng giúp hoạt huyết, tránh ứ máu trong lòng tĩnh mạch để tránh hiện tượng hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch.
Tới nay tất cả các thành phần trên đã được hội tụ đầy đủ trong sản phẩm BoniVein của Canada dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân. Bonivein giúp làm bền thành mạch và các van thành tĩnh mạch làm cho thành mạch bền chắc và dẻo dai tránh tình trạng suy giãn.
BoniVein giúp tăng sức bền của tĩnh mạch, BoniVein làm giảm nặng chân, tê bì chân do phồng tĩnh mạch.
BoniVein – Suy giãn tĩnh mạch không còn là nỗi lo!
Xem thêm: BoniVein và câu chuyện người giảng viên đại học bị suy giãn tĩnh mạch chân
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY