Trang chủ Kiến thức bệnh học Suy giãn tĩnh mạch Giải pháp giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân cho dân văn phòng

Giải pháp giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân cho dân văn phòng

Nội dung chính

 

 

   Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng tăng cao, có 35% bệnh nhân là người đang làm việc, chủ yếu là dân văn phòng. Vậy suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Tại sao dân văn phòng lại có nguy cơ cao mắc căn bệnh này? Và làm cách nào để phòng ngừa? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

Làm cách nào để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng?

 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

   Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, xảy ra khi các tĩnh mạch tại đây bị suy giãn, các van tĩnh mạch bị hư hại, khiến máu từ chân trở về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới, từ đó gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như:

– Đau nhức, nặng mỏi chân.

– Tê bì, cảm giác như có kiến bò, kiến cắn trong chân.

Chuột rút về đêm.

– Phù chân.

– Xuất hiện vết bầm tím hay tĩnh mạch mạng nhện hoặc tĩnh mạch nổi to dưới da.

 

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường cảm thấy đau nhức, nặng mỏi chân

 

   Suy giãn tĩnh mạch chân có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó chủ yếu là dân văn phòng.

 

Vậy tại sao dân văn phòng lại có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?

   Theo các chuyên gia, những người làm việc văn phòng trong nhiều giờ có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân bởi các lý do sau:

– Ngồi quá nhiều

   Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện và ngày càng nặng nề. Dân văn phòng chủ yếu làm việc với máy tính và dường như họ sẽ ngồi từ sáng đến khi tan làm.

   Khi ngồi, chân giữ nguyên một tư thế, phần đùi bị chèn ép vào ghế khiến dòng máu trong tĩnh mạch từ chân về tim bị cản trở. Dòng máu kém lưu thông sẽ ứ lại ở tĩnh mạch chi dưới, khiến các van tĩnh mạch hư hại, thành tĩnh mạch bị yếu và giãn, dần dần hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 

Ngồi quá nhiều là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân cho dân văn phòng

 

– Thói quen ngồi vắt chéo chân

     Ngồi vắt chéo chân là một thói quen phổ biến ở dân văn phòng, nhất là ở phái đẹp. Tuy nhiên, tư thế ngồi này làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch. Áp lực này không chỉ cản trở quá trình lưu thông máu mà còn làm suy yếu các tĩnh mạch. Do đó, nếu duy trì thói quen này thường xuyên thì chúng ta sẽ có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch.

– Thường xuyên mang giày cao gót

   Chị em phụ nữ văn phòng rất thích mang giày cao gót- Đây cũng là một trong những thủ phạm dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân là do sự vận chuyển máu trong tĩnh mạch về tim cần có sự góp mặt quan trọng từ hoạt động gập duỗi của cổ chân và sự co giãn của các cơ bắp chân. Tuy nhiên khi mang giày cao gót, chân luôn trong tư thế gót trên cao và mũi ở dưới thấp, cổ chân gập hết mức. Tư thế này làm cử động cổ chân bị hạn chế, khiến máu từ đám rối tĩnh mạch bàn chân không được lưu thông tốt.

   Bên cạnh đó, tĩnh mạch khoeo (tĩnh mạch sâu nằm sau khớp gối) khi mang giày cao gót cũng bị chèn ép, cản trở dòng máu từ cẳng chân lên tĩnh mạch vùng đùi, tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

 

Thường xuyên mang giày cao gót khiến dân văn phòng dễ bị suy giãn tĩnh mạch

 

– Thói quen mặc quần bó sát

   Nhiều chị em khi làm văn phòng có thói quen mặc những chiếc quần bó sát ống chân. Điều này sẽ khiến dòng máu trong tĩnh mạch kém lưu thông, tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch ở chị em làm văn phòng.

  Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch ở dân văn phòng. Chúng ta cần tìm ra giải pháp khắc phục hoặc loại bỏ những thói quen không tốt gây bệnh, tránh để bệnh hình thành gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và công việc của người bệnh.

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân gây ảnh hưởng gì cho người bệnh?

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh và có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

– Gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày

   Do chân bị đau nhức, nặng mỏi nên các hoạt động đi lại của người bệnh sẽ trở nên khó khăn, chậm chạp hơn, thậm chí là có những bệnh nhân phải ngừng làm việc để chữa trị bệnh.

– Gây mất ngủ

   Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân, hầu hết các triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn về đêm, đặc biệt là tình trạng chuột rút. Chúng khiến bệnh nhân đau đớn, mất ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, tinh thần không tỉnh táo. Tình trạng mất ngủ nếu tiếp tục kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính. Đây cũng là một bệnh lý dai dẳng rất khó điều trị.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân gây đau nhức khiến bệnh nhân mất ngủ

 

– Đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm

   Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng khác nhau, điển hình là biến đổi màu da, xuất hiện các vết thâm sạm ở chân. Chúng gây ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt là với phụ nữ. Và nếu không có biện pháp cải thiện hiệu quả, người bệnh dễ gặp hiện tượng loét chân, vết loét thường rất khó lành, hoại tử và có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.

   Ngoài ra, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân còn có thể gặp một số biến chứng khác đó chính là cục máu đông, nó có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể gây thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

   Có thể thấy suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh phiền phức và nguy hiểm. Do đó, dân văn phòng nên chủ động phòng ngừa nó từ sớm.

 

Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân cho dân văn phòng bằng cách nào?

   Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân, dân phòng cần thay đổi các thói quen xấu gây bệnh như:

– Không ngồi quá lâu: Bạn không được ngồi quá lâu 1 chỗ mà nên đứng dậy, đi lại mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Việc đứng dậy đi lại sẽ giúp giảm tình trạng chèn ép lên chân, giúp máu lưu thông tốt hơn.

– Ngồi đúng tư thế: Không ngồi vắt chéo chân, không đong đưa chân mà nên để chân chạm đất, hoặc tốt nhất là kê cao chân sao cho phần đùi dưới không tì đè quá nhiều lên ghế.

– Hạn chế đi giày cao gót, không mặc quần bó sát.

   Bên cạnh đó, các bạn nên tập luyện những bài tập tốt cho tĩnh mạch như:

– Đứng nhón gót chân: Khi đứng, bạn có thể tập động tác nhón gót chân bằng cách nhấc gót chân, dồn lực xuống mũi chân trong vòng 1-2 giây rồi hạ xuống và lặp lại như vậy 10-15 lần.

– Xoay và gập khớp cổ chân khi ngồi: Trong khi ngồi làm việc, bạn có thể tập động tác gập duỗi khớp cổ chân hoặc xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ sau đó xoay theo chiều ngược lại.

 

Tập đứng nhón gót chân tốt cho dân văn phòng

 

   Trong trường hợp không may mắn mắc phải căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, các bạn nên bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ BoniVein + của Mỹ.

 

BoniVein + – Giải pháp đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch tối ưu

   BoniVein + là sự kết hợp hài hòa của các thảo dược quý từ thiên nhiên tạo nên công thức ưu việt, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Đó là:

 – Nhóm thảo dược giúp giảm triệu chứng, co nhỏ tĩnh mạch bị suy giãn: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ giúp tăng sức bền và độ đàn hồi của thành mạch, khắc phục nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch, từ đó giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như nặng mỏi chân về đêm, đau nhức, sưng phù, tê bì chân, chuột rút, co nhỏ tĩnh mạch nổi gân xanh…; đồng thời giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tái phát hiệu quả.

Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C, từ đó giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher’s broom. Hai loại thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.

 

Công thức thành phần toàn diện của BoniVein +

 

   Không chỉ nổi bật ở công thức toàn diện, BoniVein + còn vượt trội hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường nhờ công nghệ bào chế hiện đại. Đó là công nghệ siêu nano Microfluidizer của Mỹ. Khi được bào chế bằng công nghệ tiên tiến này, các thành phần trong BoniVein +  sẽ được chuyển sang dạng hạt phân tử kích thước siêu nano. Nhờ đó mà khả năng hấp thu và hiệu quả tác dụng của BoniVein +  được nâng tầm lên mức tối đa.

 

Công dụng của  BoniVein +

   BoniVein + mang đến những lợi ích tuyệt vời dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch, đó là:

–  Giúp tăng sức bền tĩnh mạch, giảm phồng tĩnh mạch

– Giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau chân, nặng chân, tê bì chân, chuột rút, sưng phù chân…

– Giúp phòng ngừa các triệu chứng bệnh suy giãn tái phát, ngăn ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch.

 

Liều dùng BoniVein +

  Để BoniVein + nhanh chóng phát huy được tác dụng thì thời gian đầu bạn dùng với liều từ 4-6 viên chia làm 2 lần:

– Sau 1 tháng sử dụng, triệu chứng đau nhức, nặng mỏi, tê bì, chuột rút…sẽ được cải thiện.

– Đủ liệu trình 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp các tĩnh mạch bền chắc, làm mờ, co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn.

   Đến đây, hy vọng bạn đã có cho mình biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, đặc biệt là những bạn làm văn phòng. Nếu không may mắn mắc phải căn bệnh này, đừng quên BoniVein + của Mỹ chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Mọi băn khoăn thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

[contact-form-7 id="611"]
[contact-form-7 id="417"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Hotline: 1800 1044