Trang chủ Kiến thức bệnh học Suy giãn tĩnh mạch Phù chân có phải dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch?

Phù chân có phải dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch?

Nội dung chính

 

    Phù chân là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai bên chân bị tăng kích thước một cách bất thường. Nếu chân bạn thường xuyên bị phù, đặc biệt là khi nó lặp lại vào một khoảng thời gian nhất định, thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Và, căn bệnh mà nhiều người nghĩ đến nhất chính là suy giãn tĩnh mạch. Đây có phải là suy nghĩ chính xác không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Phù chân có phải dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch?

 

Những nguyên nhân nào gây phù chân?

   Phù chân là tình trạng xảy ra khi nước cùng các chất dịch thoát ra khỏi lòng mạch và tích tụ lại trong các mô xung quanh. Lúc này, các bộ phận như bàn chân, cẳng chân, mắt cá sẽ trở nên căng phồng và xuất hiện vết lõm khi ấn vào.

   Các nguyên nhân gây phù chân có thể kể đến như:

Phù chân sinh lý

   Đây là tình trạng thường bắt gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi có thể chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, áp lực trong lòng mạch tăng lên khiến nước và dịch rò rỉ ra ngoài gây phù. Tình trạng này có thể tăng lên vào cuối ngày hoặc khi thời tiết nóng bức. Phù chân sinh lý sẽ tự mất đi sau khi phụ nữ sinh con xong.

Phù chân bệnh lý

   Phù chân thường xuất hiện trong một số bệnh lý như:

– Suy tim phải gây phù do áp lực trong mao mạch tăng lên kết hợp với thành mạch bị tổn thương. Tình trạng này thường xuất hiện ở hai chi dưới, sau đó lan ra toàn thân. Phù tăng lên khi người bệnh phải đứng lâu và khi chiều tối, giảm đi khi nằm nghỉ ngơi. Phù chân do suy tim phải có thể kèm theo tình trạng tiểu ít.

– Xơ gan có thể hình thành sẹo khiến dòng máu chảy vào gan bị cản trở và giảm tổng hợp albumin, dẫn đến giảm áp lực keo và gây phù kèm theo cổ chướng (dịch tích tụ trong khoang màng bụng).

– Nhiễm ký sinh trùng gây tắc mạch bạch huyết, khiến các chất dịch không được tái hấp thu vào mạch máu mà ứ lại, gây hiện tượng phù chân.

– Viêm tắc tĩnh mạch do sự xuất hiện của các cục máu đông gây tắc mạch, áp lực trong lòng mạch tăng lên. Máu bị ép ra khỏi tĩnh mạch, đi vào các mô và gây phù chân.

– Suy giãn tĩnh mạch do thành mạch máu bị suy yếu, van tĩnh mạch bị hư hỏng dẫn đến máu bị ứ lại tại chi dưới. Lâu dần, các chất dịch sẽ thoát khỏi mạch máu và gây phù nề.

 

Suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây phù chân

 

   Như vậy, chúng ta có thể thấy, phù chân là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, với số lượng người mắc nhiều và ngày càng gia tăng, bệnh suy giãn tĩnh mạch đã trở thành “đối tượng bị tình nghi số 1” khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, việc nhận biết bằng cách này còn khá nhiều hạn chế và có thể gây nhầm lẫn. Vậy, khi nào phù chân là dấu hiệu cho thấy một người bị suy giãn tĩnh mạch?

 

Khi nào phù chân là dấu hiệu cho thấy một người bị suy giãn tĩnh mạch?

   Tình trạng phù chân ở người bị suy giãn tĩnh mạch có đặc điểm là thường xuất hiện sau khi người bệnh phải đứng lâu, nặng hơn vào buổi chiều tối và giảm bớt khi nằm nghỉ ngơi. Cùng với đó, người bệnh thường mắc kèm thêm những triệu chứng khác như:

– Chân trở nên nặng hơn, cảm giác như có vật nặng buộc vào khi nhấc chân hoặc di chuyển. Người bệnh cũng sẽ thấy nhanh mỏi hơn, không thể đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.

Chân bị tê bì như có kiến bò bên trong, hay rất nhiều mũi kim châm vào, hoặc như đang bước đi trên cát.

– Chuột rút, co cứng trong lúc ngủ xuất hiện một hoặc nhiều lần trong một đêm, và lặp lại ngày này qua ngày khác.

– Tĩnh mạch nổi lên xanh đỏ như mạng nhện hoặc thành những đường ngoằn ngoèo như con giun ở đằng sau bắp chân. Đây là dấu hiệu rất điển hình và rõ ràng nhất của suy giãn tĩnh mạch.

 

Chân nổi gân xanh là dấu hiệu điển hình và rõ ràng nhất của suy giãn tĩnh mạch

 

   Bên cạnh đó, khi tình trạng giãn tĩnh mạch nặng lên, chân của người bệnh còn trở nên sạm nám, xuất hiện các vết bầm màu vàng mà không rõ nguyên nhân. Thậm chí, da chân của họ còn có thể bị viêm loét, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử. Do đó, nếu bạn thường xuyên bị phù chân, kèm theo nặng mỏi, tê bì, chuột rút giữa đêm thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

 

Cần làm gì để giảm phù chân do suy giãn tĩnh mạch?

    Như đã nói, tình trạng phù chân và cả các triệu chứng khác đều bắt nguồn từ việc tĩnh mạch bị suy yếu, máu dồn ứ lại ở chi dưới. Do đó, biện pháp tốt nhất để giảm các triệu chứng này chính là thông qua việc tăng cường độ bền và sự dẻo dai của mạch máu, đồng thời làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn.

    Để thực hiện được điều này, người bệnh nên áp dụng các biện pháp như:

Điều chỉnh về lối sống

– Bạn nên ngồi nghỉ sau khi phải đứng nhiều; và nên ngồi duỗi thẳng thay vì bắt chéo chân, đứng dậy đi lại khoảng vài phút sau khi ngồi lâu một chỗ, hoặc có thể nhón gót chân.

– Tránh mang vác đồ nặng, bôi cao dầu nóng hay ngâm chân nước nóng.

– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… để giúp tăng cường lưu thông máu ở các chi dưới.

– Khi nằm, người bệnh cần kê cao chân từ 10 – 20cm để giúp máu trở về tim dễ dàng hơn.

– Hạn chế ở những nơi có nhiệt độ cao quá lâu.

– Hạn chế sử dụng chất béo, các đồ ăn mặn, bổ sung thêm nhiều chất xơ, giữ cân nặng phù hợp, tránh để thừa cân, béo phì.

– Không mặc quần áo quá chật và đi giày cao gót thường xuyên.

 

Người bệnh nên tránh mang vác đồ nặng

 

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

   Sử dụng thảo dược thiên nhiên là giải pháp được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng và vô số người bệnh tin tưởng sử dụng. Giải pháp này được đánh giá là có hiệu quả cao, đặc biệt là an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp để sử dụng lâu dài. Hiện nay, BoniVein + của Mỹ chính là một sản phẩm được kết hợp từ những thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch một cách tối ưu.

 

BoniVein + – Sản phẩm hàng đầu cho người bị suy giãn tĩnh mạch

   BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên với các tác dụng như:

– Giúp chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giãn tĩnh mạch nhờ Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh).

– Giúp tăng cường khả năng chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt vỡ với Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa).

– Giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và gốc tự do nhờ quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông .

– Giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong tĩnh mạch, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau,… và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch nhờ chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu.

   Với sự kết hợp này, BoniVein + sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng phù chân, nặng mỏi, đau nhức, tê bì, chuột rút và làm mờ tĩnh mạch gân xanh hay tĩnh mạch mạng nhện một cách hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp giảm triệu chứng đau rát, chảy máu và co nhỏ búi trĩ ở những người bệnh trĩ – một dạng suy giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng.

 

 Thành phần của BoniVein +

 

Hiệu quả của BoniVein +

  Bạn sử dụng từ 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần. BoniVein + sẽ giúp giảm tê bì, châm chích, nhức mỏi, chuột rút ban đêm,… sau 2 – 3 tuần. Sau 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp làm mờ, co nhỏ những tĩnh mạch nổi lên, đồng thời giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch.

 

Chia sẻ của khách hàng về sản phẩm BoniVein +

   Để hiểu rõ hơn về tác dụng của  BoniVein +, chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chính người bệnh đang sử dụng sản phẩm này.

   Cô Trần Thị Kim Dung, trú tại số 12 ngách 123/1 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

   Cô Dung cho biết: “Do tính chất công việc nên cô phải đứng nhiều, một ngày có khi phải đứng tới 8 tiếng. Lúc đầu, cô chỉ thấy chân  tê bì, phải xoa bóp liên tục, rồi đi bộ được một chút thì mỏi, phải ngồi nghỉ. Đêm ngủ thì cô bị chuột rút tới 2 – 3 lần, các tĩnh mạch cũng nổi đầy ở chân. Cuộc sống của cô bị ảnh hưởng rất nhiều, không còn đứng dậy đàn lâu được, niềm đam mê khiêu vũ của cô cũng phải ngừng lại. Sau khi đi khám, cô được chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch. Cô uống thuốc thì bị đau dạ dày nên thôi, rồi cô mua cả tất áp lực nhưng dùng cũng không hiệu quả.”

   “Sau đó, cô được người ta chỉ cho dùng sản phẩm BoniVein +. Cô uống 4 viên/ngày thì sau 1 tuần các triệu chứng tê bì, đau nhức đã giảm đi. Sau 1 tháng, các tĩnh mạch cũng mờ dần. Cô lại đứng dạy đàn được, đi bộ lâu hơn mà không thấy mỏi, và tập khiêu vũ được. Cô dùng BoniVein + đến tận bây giờ, chân đã trở lại bình thường và đặc biệt là cô còn đỡ được cả bệnh trĩ nữa. Trong quá trình dùng sản phẩm, cô hoàn toàn không gặp phải tác dụng phụ gì.”

 

Cô Trần Thị Kim Dung chia sẻ về quá trình sử dụng sản phẩm BoniVein +

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi: “Phù chân có phải dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch không?”. BoniVein + sẽ là giải pháp tối ưu giúp giải quyết tất cả các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!

 

XEM THÊM:

 

[contact-form-7 id="611"]
[contact-form-7 id="417"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Hotline: 1800 1044