Nội dung chính
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý xảy ra ở chân, thường liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như đặc thù công việc của người bệnh. Đây vừa là nguyên nhân hình thành vừa là tác nhân khiến bệnh trở nặng thêm. Vậy cụ thể, công việc nào dễ mắc suy giãn tĩnh mạch? Mời các bạn cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Công việc dễ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Giải phẫu tĩnh mạch chi dưới
Tĩnh mạch chi dưới bao gồm 2 loại là tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da và các tĩnh mạch sâu ở trong các bó cơ. Một tĩnh mạch có đường kính dao động từ 1 – 1,5 cm, dạng ống với cấu tạo 2 lớp:
– Lớp ngoài cùng chủ yếu là collagen.
– Lớp trong của tĩnh mạch là tế bào nội mô.
Tĩnh mạch có chức năng đưa luồng máu kém oxy từ các mao mạch trở về tim theo một chiều nhờ sự kiểm soát của các van trong lòng mạch. Khi có nguyên nhân nào đó làm thành mạch hoặc/và các van bị suy yếu, dòng máu sẽ bị ứ lại, thậm chí chảy ngược chiều, dần hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở mọi vị trí trong cơ thể. Tuy nhiên, vị trí thường gặp nhất là tĩnh mạch chi dưới bởi hệ thống tĩnh mạch này dài, phức tạp, thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng.
Triệu chứng thường gặp của bệnh là tê bì, nặng mỏi chân, chuột rút, đau nhức chân… Nếu người bệnh không điều trị kịp thời, các tĩnh mạch giãn sẽ nổi lên trên da ngoằn ngoèo rất mất thẩm mỹ, mức độ bệnh cũng nặng hơn, họ dễ bị phù nề, sạm da, viêm loét da. Đặc biệt, tính mạng họ còn bị đe dọa bởi các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Huyết khối trong suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất nguy hiểm
Bình thường, các tĩnh mạch chi dưới đã phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Nếu bạn có đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều hay mang đồ nặng, áp lực đó càng tăng lên, bạn càng dễ mắc bệnh. Vậy công việc nào dễ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Top 6 công việc dễ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Những công việc dễ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm:
Điều dưỡng, bác sĩ
Một bác sĩ, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên y tế có thể làm việc 12 giờ liên tục, ít có thời gian nghỉ ngơi. Điều dưỡng phải di chuyển và đứng thường xuyên, còn bác sĩ ngồi khám hàng giờ liền mỗi ca. Thêm nữa, những ca phẫu thuật kéo dài nhiều giờ liền bắt buộc nhân viên y tế phải đứng, tập trung cao độ. Theo đó, tĩnh mạch chi dưới phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Lái xe
Đặc thù của nghề lái xe là phải ngồi nhiều giờ liên tục. Tư thế này cũng tạo áp lực lên mặt sau đùi, khiến máu khó lưu thông. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dần kéo giãn thành mạch, gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Nghề lái xe phải ngồi nhiều giờ liên tục dễ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Nhân viên văn phòng
Tương tự như những người lái xe, nhân viên văn phòng cũng dễ bị giãn tĩnh mạch chi dưới vì đặc thù công việc phải ngồi hàng giờ, lặp lại liên tục mỗi ngày. Ngoài ra, người ngồi nhiều còn nguy cơ cao phải đối mặt với vấn đề về xương khớp, béo phì.
Đầu bếp
Lý do dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch ở người làm nghề đầu bếp tương tự như nghề điều dưỡng. Họ phải đứng làm việc trong nhiều giờ liên tục, đôi chân chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Theo thời gian, áp lực đó dần kéo giãn tĩnh mạch và gây bệnh.
Giáo viên
Đây cũng là một trong những nghề nghiệp dễ bị giãn tĩnh mạch chi dưới vì đứng nhiều. Các thầy cô giáo phải đứng lớp giảng dạy trong nhiều giờ, đặc biệt những giáo viên đi giày cao gót càng dồn áp lực xuống chân, dễ mắc bệnh hơn.
Giáo viên phải đứng nhiều cũng dễ bị suy giãn tĩnh mạch
Công nhân xây dựng
Công việc của công nhân xây dựng đòi hỏi kết hợp giữa việc nâng vật nặng và đứng hầu hết toàn bộ thời gian trong ngày. Áp lực từ trọng lượng cơ thể cộng thêm sức nặng của đồ vật càng khiến cho máu khó lưu thông, tĩnh mạch chi dưới bị kéo căng liên tục, dần hình thành bệnh.
Như vậy, có rất nhiều ngành nghề dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Trong khi đó, đây là bệnh lý mãn tính, không có cách nào điều trị khỏi dứt điểm. Người bệnh càng tiếp tục làm việc, bệnh tình càng tồi tệ hơn. Vậy có cách nào giúp họ kiểm soát suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay không?
Giải pháp kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Để kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp đồng thời áp dụng giải pháp tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh.
Về chế độ sinh hoạt
– Hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều, tránh mang vác đồ nặng:
+ Đối với người có công việc phải ngồi nhiều: Trong khi ngồi, người bệnh nên ngồi đúng tư thế, kê thêm một chiếc ghế nhỏ dưới chân, tránh đè ép xuống mặt dưới đùi, kết hợp các bài tập chân để tăng cường lưu thông máu như nhịp chân, nhón gót, xoay cổ chân… Thi thoảng bạn hãy đứng lên đi lại nhẹ nhàng, vận động cơ thể.
Nếu phải ngồi nhiều, hãy tập các bài tập chân để tăng cường lưu thông máu
+ Nếu bệnh nhân phải đứng lâu hoặc mang vác đồ nặng: Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc đeo vớ ép để giảm bớt áp lực xuống hệ thống tĩnh mạch. Tranh thủ thời gian ngồi nghỉ, người bệnh nên xoa bóp chân nhẹ nhàng, vuốt ngược từ dưới chân lên để máu lưu thông tốt hơn. Nếu bệnh nghiêm trọng, có thể cân nhắc thay đổi công việc khác.
– Tránh bôi cao dầu nóng hay ngâm chân nước nóng, nếu tắm nước ấm thì khi tắm xong nên xối chân với nước lạnh.
– Khi nằm ngủ, người bệnh nên kê cao chân hơn tim từ 10 – 20cm.
– Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao để máu lưu thông tốt hơn như đi bộ, bơi lội, đạp xe. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh các môn thể thao vận động mạnh như đá bóng, tập tạ…
– Nếu đang thừa cân thì người bệnh cần giảm cân để giảm áp lực lên chi dưới.
– Dùng giày đế mềm, gót thấp, không nên đi giày cao gót hay mặc quần áo bó sát.
Về chế độ ăn uống
– Bổ sung chất xơ, thực phẩm giàu vitamin C, E, flavonoid và uống đủ nước.
– Hạn chế uống rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên hạn chế đồ dầu mỡ
Điều quan trọng nhất là người bệnh cần áp dụng giải pháp giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch, giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Và BoniVein + của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện điều đó!
BoniVein + – Bí quyết đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới!
BoniVein + là sản phẩm có tác dụng vượt trội dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Hiệu quả của sản phẩm đến từ cơ chế đột phá như sau:
– Giúp làm tăng độ bền, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch. Từ đó sản phẩm giúp làm co các tĩnh mạch bị suy giãn, đồng thời ngăn các tĩnh mạch khác không bị suy yếu và giãn ra. Tác dụng này đến từ các loại thảo dược kinh điển cho bệnh suy giãn tĩnh mạch là hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hoè, Diosmin và hesperidin từ vỏ cam chanh.
– Giúp chống oxy hóa, làm bền cũng như bảo vệ thành và van tĩnh mạch trước các gốc tự do có hại nhờ lý chua đen, vỏ thông, hạt nho.
– Giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu tại các tĩnh mạch bị suy giãn, ngăn chặn hình thành cục máu đông trong lòng mạch nhờ bạch quả, cây chổi đậu.
Tác dụng toàn diện của sản phẩm BoniVein +
Đặc biệt, các thành phần trong BoniVein + còn được tối đa hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer – Công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra những phân tử nhỏ hơn 70 nanomet. Điều này giúp các thành phần trong BoniVein + được hấp thu tối đa vào cơ thể, từ đó phát huy được hiệu quả cao nhất.
Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên BoniVein + rất an toàn, không gây tác dụng phụ gì. Chưa hết, hiện nay BoniVein + còn có chương trình khuyến mãi cào tem tích điểm. Mỗi một vỏ hộp giấy của sản phẩm, bạn tích thành công sẽ có được 1 điểm. Khi đủ 6 điểm, công ty phân phối sản phẩm BoniVein + là Botania sẽ liên hệ với bạn xác nhận, hỏi thăm và gửi tặng bạn 1 lọ BoniVein + mới. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi sử dụng sản phẩm.
BoniVein + có hiệu quả thực tế ra sao?
Sau nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniVein + đã được hàng vạn người dùng tin tưởng, sử dụng và đạt hiệu quả tốt. Như trường hợp chú Phan Văn Học: 61 tuổi, địa chỉ tại 112/15, đường Trần Nguyên Hãn, phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: “ Công việc lái xe, một ngày ngồi mười mấy tiếng, xong rồi còn khuân vác những thùng cá rất nặng nên chú bị suy giãn tĩnh mạch. Căn bệnh này làm chú đi lại rất khó khăn, bàn chân như có kiến bò, bắp chuối tê nhức, sưng phù, đêm thì chuột rút, đau đến mức không ngủ được. Đường gân xanh, tím nổi đầy trên da trông rất sợ. Chú đi khám, dùng Daflon, thuốc nam, thuốc bắc đều không đỡ. Chú dùng BoniVein + đến lọ thứ 3 là chân đã nhẹ nhõm, đi lại nhẹ nhàng. Về sau, các triệu chứng đều hết hẳn, tĩnh mạch nổi cũng đã mờ đi, gần như không nhìn thấy nữa, chú đi lại thoải mái, sinh hoạt bình thường.”
Chú Phan Văn Học, 61 tuổi
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết những công việc dễ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Để đẩy lùi bệnh này một cách hiệu quả, bạn nên xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, đồng thời sử dụng BoniVein + của Mỹ mỗi ngày. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch như thế nào là đúng?
- Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY