Nội dung chính
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý tiến triển âm thầm theo thời gian. Bệnh lý này thường khởi phát ở hệ thống tĩnh mạch chi dưới và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới qua các giai đoạn, cũng như các cách khắc phục hiệu quả vấn đề này. Mời các bạn cùng đón xem!
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới qua các giai đoạn thay đổi như thế nào?
Vì sao các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chi dưới?
Trong cơ thể chúng ta, hệ thống mạch máu gồm các động mạch, tĩnh mạch, mao mạch chịu trách nhiệm vận chuyển dưỡng chất, nước, oxy, CO2 đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, tĩnh mạch giữ nhiệm vụ mang dòng máu nghèo oxy và giàu CO2 từ các cơ quan về tim.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch xảy ra do sự hư hại của các van tĩnh mạch, khiến máu chảy ngược lại với chiều thông thường. Từ đó, áp lực trong lòng mạch máu sẽ tăng lên, thành tĩnh mạch bị kéo giãn, mất đi sự đàn hồi và biến dạng.
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tĩnh mạch, tuy nhiên 70-80% trường hợp suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở vùng chi dưới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
– Hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài và phức tạp, nằm cách xa tim nhất.
– Dòng máu trong tĩnh mạch chi dưới đi ngược chiều trọng lực, khiến máu lưu thông khó khăn.
– Đây là vùng thường xuyên phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể
– Máu bị dồn xuống chân nhiều hơn do thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động, mang vác nặng,…
Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn biến âm thầm và có sự thay đổi đáng kể qua các giai đoạn khác nhau. Vậy, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới sẽ thay đổi như thế nào?
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới qua các giai đoạn thay đổi như thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn biến qua 7 cấp độ từ C0 đến C6. Càng ở giai đoạn về sau, những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới sẽ ngày càng nhiều và nặng hơn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
– Cấp độ C0: Đây là cấp độ nhẹ nhất. Các tĩnh mạch bắt đầu suy yếu nhưng chưa có biểu hiện rõ ràng. Việc phát hiện bệnh lý chỉ có thể dựa trên các xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh.
– Cấp độ C1: Các tĩnh mạch bắt đầu giãn nhỏ hơn 1mm. Nơi dễ nhìn thấy nhất là ở gần mắt cá chân, trong mu bàn chân, ngoài ra còn có thể thấy ở vùng đùi, bắp chân,… Lúc này, người bệnh có thể thấy nhức mỏi, đau chân, ngứa chân,…
– Cấp độ C2: Các tĩnh mạch đã giãn trên 3mm. Những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới như: Đau nhức, tê bì, châm chích, kiến bò, chuột rút về đêm,… trở nên rõ ràng hơn. Trên da có thể xuất hiện những đường tĩnh mạch xanh tím.
– Cấp độ C3: Người bệnh bắt đầu có tình trạng phù chân vào buổi chiều tối hoặc khi đứng nhiều, bắp chân sưng to.
– Cấp độ C4: Da cẳng chân trở nên sẫm màu do ứ đọng máu quá nhiều, kèm theo đó là tình trạng phù chân, xơ bì và sừng hóa. Khi người bệnh ấn ngón tay vào chân thì có thể xuất hiện vết lõm.
Phù chân là một triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
– Cấp độ C5: Các tĩnh mạch bắt đầu nổi chằng chịt trên da. Chân bắt đầu bị lở loét đặc biệt là ở vùng mắt cá chân.
– Cấp độ C6: Đây là cấp độ nặng nhất của các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Chân người bệnh bị lở loét nặng, các vết loét khó lành và tiến triển. Đây cũng chính là giai đoạn dễ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch,…
Như vậy, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên có những biện pháp giúp kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy người mắc suy giãn tĩnh mạch cần làm gì để thực hiện được điều này?
Biện pháp giúp cải thiện những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở bất cứ giai đoạn nào của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, người bệnh cũng đều cần duy trì những thói quen tốt như:
– Thường xuyên vận động với các bài tập (đi bộ, đạp xe,…) để tăng cường khả năng bơm máu của hệ thống cơ chi dưới, tránh đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác nặng, ngồi bắt chéo chân,…
– Khi nằm, người bệnh cần kê cao chân từ 10 – 20cm để giúp máu trở về tim dễ dàng hơn.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, ngâm chân nước nóng, bôi cao dầu nóng, tắm nước nóng.
– Giảm tiêu thụ chất béo, tăng cường chất xơ, kiểm soát cân nặng, tránh béo phì.
– Tránh mặc quần áo quá chật, tránh đi giày cao gót.
Bên cạnh đó, khi những triệu chứng đã trở nên rõ ràng và có tác động nhất định đến đời sống của người bệnh. Họ sẽ được chỉ định thêm một số phương pháp khác mạnh tay hơn như:
– Sử dụng vớ ép y khoa: Loại tất đặc biệt này giúp tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên, nhờ đó giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân. Máu lưu thông tốt hơn sẽ giảm cảm giác khó chịu như sưng phù, đau nhức,… cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Việc sử dụng vớ ép sẽ cần có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh dùng sai cách, sai loại vớ.
Vớ ép y khoa giúp giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới
– Dùng thuốc: Người bệnh sẽ được kê những loại thuốc giúp làm bền thành mạch, tăng cường lưu thông máu để giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định nên bạn hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
– Chích xơ tĩnh mạch: Người bệnh sẽ được tiêm một chất gây xơ vào trong hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới. Chất này sẽ làm tổn thương nội mạc tĩnh mạch và thành phần lân cận của lớp trung mạc, từ đó gây co nhỏ lòng tĩnh mạch, đồng thời hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch chân bị suy giãn.
– Phẫu thuật: Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp tĩnh mạch bị suy giãn nặng, đường kính tĩnh mạch lớn hoặc đã có biến chứng và/hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa. Tĩnh mạch bệnh lý sẽ được rút bỏ bằng những thiết bị chuyên dụng.
Phẫu thuật giúp loại bỏ tĩnh mạch bị suy giãn
– Can thiệp nội mạch: Phương pháp này sử dụng sóng cao tần, laser phá hủy tĩnh mạch, gây tắc tĩnh mạch. Hoặc, sử dụng keo sinh học để niêm phong vùng tĩnh mạch suy giãn.
Cùng với những phương pháp kể trên, hiện nay, việc sử dụng các thảo dược tự nhiên cũng đang được nhiều người tin dùng để làm giảm những tác động bất lợi của suy giãn tĩnh mạch. BoniVein + của Mỹ chính là một sản phẩm đi theo con đường này.
BoniVein + – Đẩy lùi các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới với thảo dược tự nhiên
BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên với các dụng như:
– Giúp chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giãn tĩnh mạch nhờ Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh).
– Giúp tăng cường khả năng chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt vỡ với Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa).
– Giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và các gốc tự do nhờ quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông .
– Giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong tĩnh mạch, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau,… và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch nhờ chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu.
Thành phần của BoniVein +
Hiệu quả của BoniVein +
Bạn sử dụng từ 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần. BoniVein + sẽ giúp giảm tê bì, châm chích, nhức mỏi, chuột rút ban đêm,… sau 2 – 3 tuần. Sau 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp làm mờ, co nhỏ những tĩnh mạch nổi lên, đồng thời giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch.
Chia sẻ của khách hàng về sản phẩm BoniVein +
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của BoniVein +, chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chính những người bệnh đang sử dụng sản phẩm này.
Chị Vũ Thị Sớm, 44 tuổi ở thôn Quý Đức, xóm 6, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, điện thoại: 0327.525.485.
Chị Sớm cho biết: “Do tính chất công việc nên chị phải đứng nhiều, một ngày có khi phải đứng tới 17, 18 tiếng. Lúc đầu, chị thấy chân chỉ hơi mỏi và nhức thôi. Lâu dần, chân chị bị phù nặng từ mắt cá chân lên tới tận đầu gối, đêm ngủ thì bị chuột rút tới 2 – 3 lần. Sau khi đi khám, chị được chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch, các mạch máu đã nổi như mạng nhện, nặng nhất là ở bàn chân. Chị phải dùng đến thuốc tây và vớ ép, nhưng chỉ được một thời gian, sau đó lại chẳng thấy tiến triển gì thêm, mặc dù chị vẫn dùng đều.”
“Sau đó, chị được đứa em gái mách cho dùng sản phẩm BoniVein +. Lúc đầu, chị uống được 1 – 2 lọ thì chưa thấy chuyển biến gì, đang tính bỏ thì cô em gái cứ khuyên dùng tiếp, phải kiên trì mới có hiệu quả. Đúng như thế thật, sau khi uống hết lọ thứ 7, chị mới thấy hiệu quả rõ rệt. Chị cảm thấy chân nhẹ nhàng, đỡ đau nhức, tình trạng chuột rút cũng giảm đi nhiều, tuần chỉ có 1 – 2 lần thôi. Sau hơn 1 năm dùng BoniVein +, chị không thấy tê buốt ở đầu gối và mắt cá, các tĩnh mạch ở chân cũng mờ dần đi. Bây giờ, chị vẫn duy trì 2 viên/ngày để các triệu chứng khó chịu không bị tái phát.”
Chị Vũ Thị Sớm chia sẻ về quá trình sử dụng sản phẩm BoniVein +.
Mua BoniVein + ở đâu?
Hiện tại, sản phẩm BoniVein + 30 viên đang được nhập khẩu và phân phối bởi công ty Botania với giá 250.000 đồng. Bạn có thể đặt hàng bằng cách:
– Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1044, zalo: 0984.464.844 trong giờ hành chính.
– Mua tại trụ sở công ty ở 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
– Mua BoniVein + tại các quầy thuốc tây trên toàn quốc.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới qua các giai đoạn và cách khắc phục hiệu quả. BoniVein + sẽ là giải pháp giúp đẩy lùi những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, cũng như phòng ngừa biến chứng nguy hiểm một cách hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!
XEM THÊM:
- Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY