Nội dung chính
Với tình trạng đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, đi ngoài ra máu, búi trĩ sa ra ngoài…, không ít bệnh nhân trĩ có ý định muốn thực hiện phẫu thuật để loại bỏ những triệu chứng khó chịu này. Thế nhưng trên thực tế, phương pháp này thường là chỉ định cuối cùng các bác sĩ hướng tới trong điều trị bởi nó gây ra nhiều đau đớn và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại sau đó. Vậy cụ thể bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?
Phẫu thuật không phải là giải pháp an toàn và tối ưu cho bệnh nhân trĩ
Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến hiện nay là cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, khâu cột động mạch trĩ, Longo, HCPT…sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng loại bỏ búi trĩ sa ngoài, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Những tưởng sau phẫu thuật, người bệnh có thể sống vui khỏe với căn bệnh này. Thế nhưng trên thực tế, sau phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác như:
– Xuất huyết: Đây là biến chứng phổ biến nhất sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Khi phẫu thuật, niêm mạc hậu môn, trực tràng ít nhiều sẽ bị tổn thương và kích thích dẫn đến việc chảy máu.
Biến chứng xuất huyết sau phẫu thuật trĩ
– Đại tiện mất tự chủ: Trong một số trường hợp, phẫu thuật trĩ có thể làm tổn thương cơ vòng hậu môn và một số dây thần kinh liên quan. Điều này sẽ gây nhiễm trùng, chấn thương hậu môn và dẫn đến việc đại tiện không tự chủ.
– Nhiễm trùng tại chỗ: Do vị trí phẫu thuật nằm cạnh hậu môn nên người bệnh dễ nhiễm khuẩn sau mỗi lần đi vệ sinh. Từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng đỏ, mưng mủ.
– Hẹp hậu môn: Đây là một trong những biến chứng rất dễ gặp phải nguyên nhân là do trong quá trình điều trị, các cơ khống chế của hậu môn bị tê liệt.
Biến chứng hẹp hậu môn sau phẫu thuật trĩ
Không chỉ đối mặt với những biến chứng sau khi phẫu thuật trĩ mà người bệnh còn phải chuẩn bị sẵn tâm lý rằng các triệu chứng của bệnh trĩ chỉ một thời gian ngắn sau đó là có thể tái phát trở lại. Bởi về bản chất bệnh trĩ là tình trạng suy yếu, giãn nở quá mức của hệ thống tĩnh mạch tại vùng niêm mạc hậu môn – trực tràng. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ chỉ điều trị được phần ngọn, chưa tác động đến căn nguyên gây bệnh nên nguy cơ tái phát sẽ rất cao.
Có thể thấy, phẫu thuật không phải là giải pháp an toàn và tối ưu dành cho bệnh nhân trĩ. Các bác sĩ thường chỉ áp dụng phương pháp này trong những trường hợp bắt buộc.
Vậy cụ thể bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?
Phẫu thuật cắt trĩ thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Búi trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều hoặc khi bệnh đã xuất hiện các biến chứng như hình thành huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính.
– Xuất hiện trĩ vòng, các búi trĩ thứ phát kết hợp với búi trĩ tiên phát tạo thành búi trĩ lớn, sa ra bên ngoài chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn.
– Trĩ nội độ 4 và một số trường hợp trĩ nội độ 3 có kích thước búi trĩ lớn, sa búi trĩ lâu ngày và đã xuất hiện biến chứng thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính, viêm tắc tĩnh mạch hoặc hoại tử búi trĩ.
– Trĩ nội độ 2, 3 có các triệu chứng sưng nóng, ngứa ngáy, đau rát, chảy máu ở mức độ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bệnh nhân trĩ nội độ 4 cần thực hiện phẫu thuật
Nếu không thuộc các nhóm trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh trĩ bằng phương pháp khác mà không cần phẫu thuật.
Giải pháp giúp kiểm soát bệnh trĩ an toàn, hiệu quả mà không phẫu thuật
Để kiểm soát bệnh trĩ một cách tối ưu nhất, các bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
– Uống nhiều nước: Bệnh nhân trĩ nên uống khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày hoặc có thể thay thế bằng các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh…
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả như cải bắp, súp lơ, cải xanh, rau diếp, rau lang…và hoa quả như táo, bơ, đu đủ… Điều này sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện tình trạng táo bón- một trong những yếu tố tác động khiến bệnh trĩ trở nặng.
– Hạn chế các thực phẩm cay nóng, giàu chất béo. Thay vào đó, người bệnh nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc, hấp.
Thức ăn cho bệnh nhân trĩ nên chế biến dưới dạng luộc, hấp
– Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục thể thao thường xuyên, đồng thời không uống rượu bia, hút thuốc lá.
– Bổ sung thêm sản phẩm BoniVein + của Mỹ:
Theo TS.BS Nguyễn Thị Sơn – Nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM: “Hiện tại, giải pháp giúp kiểm soát bệnh trĩ an toàn và hiệu quả nhất chính là sử dụng các thảo dược thiên nhiên như hesperidin và diosmin chiết xuất từ vỏ cam chanh, rutin C chiết xuất từ hoa hòe, hạt dẻ ngựa, lý chua đen, vỏ thông…. Nhóm thảo dược này sẽ giúp làm bền các tĩnh mạch vùng hậu môn bị suy giãn, giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu, co nhỏ búi trĩ và ngăn ngừa tái phát. Và BoniVein + của Mỹ là sản phẩm hội tụ đầy đủ các thảo dược trên. Cá nhân tôi đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn mà sản phẩm này mang lại”.
Mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ của TS.BS Sơn về phương pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát
BoniVein + – Nhẹ nhàng chiến thắng bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên
Sản phẩm BoniVein + rất hiệu quả trong việc giúp tác động vào căn nguyên gây bệnh trĩ, làm co búi trĩ, giảm các triệu chứng chảy máu, ngứa hậu môn, đau rát khó chịu, đồng thời giúp phòng ngừa các triệu chứng bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật nhờ thành phần toàn diện:
– Aescin trong hạt dẻ ngựa, rutin trong hoa hòe, diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh: Giúp làm tăng độ bền, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng co nhỏ lại, khắc phục được nguyên nhân gây bệnh trĩ.
– Chiết xuất lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Giúp chống oxy hóa mạnh, từ đó giúp làm bền và bảo vệ thành mạch, ngăn không để tĩnh mạch bị đứt vỡ và suy giãn thêm.
– Chiết xuất lá bạch quả, cây chổi đậu: Giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối cũng như các biến chứng của bệnh trĩ.
Thành phần toàn diện của BoniVein +
Nhờ công thức thành phần toàn diện trên, BoniVein + giúp giảm các triệu chứng khó chịu sau 2-3 tuần sử dụng, và giúp co búi trĩ sau khoảng 3 tháng, đồng thời giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ tái phát.
BoniVein + có gây tác dụng phụ không?
BoniVein + được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Sau phẫu thuật trĩ có nên sử dụng BoniVein + không?
Như chúng ta vừa phân tích ở trên, sau phẫu thuật, các triệu chứng bệnh trĩ vẫn có nguy cơ cao tái phát trở lại. Do đó, người bệnh nên sử dụng BoniVein + sớm để giúp ngăn ngừa các triệu chứng quay trở lại nhé!
Phản hồi của các khách hàng sử dụng BoniVein +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein + đã giúp rất nhiều bệnh nhân vượt qua nỗi ám ảnh bệnh trĩ. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein +:
Bác Vũ Văn Úy (69 tuổi), ở thôn 3, xã Sơ Ró, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
Bác Vũ Văn Úy (69 tuổi)
Bác Úy chia sẻ: “Căn bệnh trĩ này theo bác hơn 3 năm nay, hành hạ bác khổ quá trời. Vùng hậu môn lúc nào cũng ngứa ngát, đau rát, chảy dịch hôi rình. Mỗi lần đi vệ sinh thì phải nói là đau khủng khiếp, máu chảy thành tia. Búi trĩ thì sưng đỏ lên, sa ra ngoài, không tự thụt vào bên trong được. Bác dùng thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê thì các triệu chứng bệnh có thuyên giảm đôi chút, nhưng khi ngừng sử dụng thuốc thì bệnh sẽ tái phát ngay.”
“Tình cờ may mắn bác biết tới sản phẩm BoniVein + của Mỹ . Sau 1-2 tuần đầu, bác thấy hậu môn bớt đau, bớt tức, đi vệ sinh dễ hơn, máu không còn chảy nhiều như trước nữa. Sau 2 tháng kiên trì dùng đều đặn BoniVein +, bệnh của bác đã giảm tới 90% rồi. Bác đi vệ sinh bình thường, chẳng còn đau rát hay chảy máu gì cả, búi trĩ đã co hẳn vào trong hậu môn, không nhìn thấy nữa. BoniVein + tuyệt thật đó!”
Chú Bùi Trung Toản, ở số 18, ấp Nam Hà, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Chú Bùi Trung Toản
“Cách đây hơn 20 năm, bệnh trĩ của chú chuyển sang độ 3 và được bác sĩ chỉ định cắt trĩ. Kết thúc ca phẫu thuật, chú phải đau đớn mất cả tháng trời mới trở lại bình thường được. Chú đã nghĩ mình sẽ không phải khổ sở vì căn bệnh này nữa, thế mà, gần 3 năm nay, các triệu chứng của bệnh trĩ lại tái phát trở lại. Lần này là chú bị trĩ nội độ 2, đau rát, ngứa ngáy lắm lại còn chảy dịch, chảy máu, sa búi trĩ y như lần tiên. Bác sĩ nói chú uống thuốc, nếu bệnh tiến triển nặng sang độ 3 thì phẫu thuật tiếp”.
“Thật sự nghĩ đến những đau đớn của lần phẫu thuật trước chú không dám thực hiện thêm lần nữa. Đúng lúc đang đau đầu vì bệnh thì tình cờ chú xem trên tivi thấy quảng cáo sản phẩm BoniVein + của Mỹ giúp cải thiện trĩ tốt lắm nên quyết định dùng. Thật bất ngờ, sang đến tháng thứ 2 sử dụng sản phẩm, chú đi cầu không thấy đau nóng rát hay chảy dịch, ra máu nữa. Và sau khi dùng đủ liệu trình, búi trĩ co phải tới 90%, chú cũng chẳng còn triệu chứng bệnh nào cả, ngồi hay đi đứng đều thoải mái lắm”.
Hy vọng qua bài viết dưới đây, các bạn đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?”, đồng thời tìm ra được giải pháp giúp cải thiện tình trạng này. Và BoniVein + chính là biện pháp giúp chiến thắng bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Ngứa hậu môn là bệnh gì? Làm sao để khắc phục?
- Trĩ nội độ 2 có chữa được không? 3 Giải pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 2
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY