Nội dung chính
Với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân, hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị khác nhau: từ dùng thuốc uống, thuốc bôi, vớ y khoa đến liệu pháp can thiệp ngoại khoa, laser… Trong đó sử dụng thuốc bôi ngoài da là phương pháp được khá nhiều người bệnh quan tâm vì đơn giản và dễ áp dụng tại nhà. Vậy “Hiệu quả của thuốc bôi giãn tĩnh mạch chân như thế nào? Cách sử dụng ra sao?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết này nhé!
Thuốc bôi giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân và những kiến thức quan trọng
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì ?
Tình trạng tĩnh mạch ở hệ thống 2 chi dưới bị giãn nở, căng phồng quá mức và bị suy giảm chức năng vận chuyển máu, dẫn đến máu bị ứ đọng trong lòng mạch được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Mặc dù theo lý thuyết bất kỳ hệ thống tĩnh mạch nào trong cơ thể cũng có thể bị bệnh nhưng trong thực tế, suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra nhất là ở chi dưới. Do hệ thống tĩnh mạch ở đây khá dài, phức tạp, cách xa tim và thường xuyên chịu nhiều áp lực đến từ trọng lượng toàn cơ thể nên rất dễ gặp các vấn đề bất thường, suy giảm chức năng, giãn nở, căng phồng…
Triệu chứng nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào?
Nếu như xuất hiện một trong số những dấu hiệu bất thường ở dưới đây thì khả năng cao là bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch chân:
+ Sạm da, thay đổi màu sắc da do có sự ứ đọng máu xấu lâu ngày ở tĩnh mạch
+ Phù chân: có thể phù một bên hoặc cả 2 chân, phổ biến nhất là phù ở bàn chân, cổ chân…
+ Đau nhức mỏi, nặng chân, tê bì thường xuyên, dễ bị chuột rút khi cử động mạnh hay vận động nhiều.
+ Các đường tĩnh mạch xanh tím hiện rõ trên da
Để xác định bệnh một cách chính xác hơn thì chúng ta cần phải đến những cơ sở y tế, bệnh viện khám chữa bệnh có chuyên khoa tim mạch.
Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Thực tế hiện nay vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng suy giãn tĩnh mạch chân là do một nguyên nhân cụ thể nào gây ra. Nhưng những yếu tố nguy cơ có khả năng cao dẫn đến sự hình thành bệnh là những yếu tố làm ảnh hưởng xấu đến thành mạch hay van tĩnh mạch.
Các yếu tố này bao gồm:
+ Yếu tố tuổi tác: người già sẽ có tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn người trẻ tuổi; do quá trình lão hóa của cơ thể, các cơ quan bộ phận, trong có cả hệ thống mạch máu, các tĩnh mạch sẽ suy yếu dần theo tuổi tác.
+ Yếu tố di truyền: mặc dù chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể di truyền cho thế hệ sau. Nhưng những số liệu thống kê thực tế đã cho thấy rằng những người có tiểu sử gia đình, người thân, cha mẹ bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường khá nhiều.
+ Chế độ làm việc: những công việc thường xuyên phải đứng hay ngồi 1 chỗ quá lâu hoặc công việc phải mang vác vật nặng nhiều làm tăng cường áp lực của máu trong tĩnh mạch, nhất là ở hai chân dẫn đến tổn thương, suy yếu mạch máu mà gây bệnh suy giãn tĩnh mạch.
+ Lối sống sinh hoạt: Những đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới là những người hay có thói quen xấu trong cuộc sống như: thường xuyên đi giày cao gót, mặc đồ bó sát, ngồi vắt chéo chân… Bên cạnh đó thì chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng nhất định đến nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
+ Yếu tố nội tiết: Yếu tố này thường gặp ở nữ giới, điều này lý giải tại sao phụ nữ có tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới. Hệ thống nội tiết, nồng độ các hormon trong cơ thể của phụ nữ có nhiều biến động trong các giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh… có thể ảnh hưởng đến chức năng của tĩnh mạch, gây giãn tĩnh mạch, ứ huyết tại mạch ngoại vi.
Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân và các phương pháp điều trị
Biến chứng suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể xảy ra nếu như người bệnh chủ quan không chữa trị đúng cách cũng như không có biện pháp phòng ngừa hợp lý:
+ Các biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm: lở loét chân, xuất huyết, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
+ Nguy hiểm nhất là biến chứng huyết khối tĩnh mạch, tức là sự hình thành những cục máu đông trong lòng mạch. Các cục máu đông này sẽ gây tắc mạch tại chỗ hoặc đáng lo ngại hơn là di chuyển theo hệ tuần hoàn gây tắc mạch phổi, tắc mạch não; dẫn tới đột quỵ, suy hô hấp và tử vong.
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:
+ Điều trị nội khoa: người bệnh được sử dụng các thuốc đường uống hoặc thuốc bôi trực tiếp lên vùng suy giãn tĩnh mạch. Các thuốc này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu nhưng lại dễ bị tác dụng phụ nếu dùng lâu dài.
+ Sử dụng vớ y khoa hỗ trợ: để ép vào các bắp cơ giúp tĩnh mạch khép lại, máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Tuy nhiên liệu pháp này phải sử dụng liên tục mới có hiệu quả, ngừng đeo vớ là các tĩnh mạch lại trở về trạng thái suy giãn như cũ.
+ Phương pháp tiêm xơ cứng tĩnh mạch: người bệnh sẽ được tiêm thuốc làm đông máu và xơ hóa trực tiếp vào các tĩnh mạch bị suy giãn, các tĩnh mạch sẽ bị xơ hoá và không hoạt động nữa.
+ Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): Khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả cần thiết thì người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp cuối cùng là phẫu thuật. Nhưng phẫu thuật cũng có những nhược điểm khó khắc phục được là: cần thời gian hồi phục lại sức khỏe, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra và chi phí thực hiện lớn… Người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định điều trị.
Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về thuốc bôi trị suy giãn tĩnh mạch, một biện pháp được khá nhiều người băn khoăn về tác dụng và hiệu quả sử dụng.
Thuốc bôi giãn tĩnh mạch chân
Thuốc bôi giãn tĩnh mạch chân có hiệu quả không ?
Thuốc bôi giãn tĩnh mạch chân là gì ?
Thuốc bôi giãn tĩnh mạch là các sản phẩm dạng kem có thành phần chính là các hoạt chất giúp tăng cường sức bền thành mạch và giảm thiểu các triệu chứng như đau nhức, tê bì, nặng chân…
Cách sử dụng thuốc bôi giãn tĩnh mạch
+ Bước 1: vệ sinh sạch sẽ vùng da bị suy giãn tĩnh mạch, để khô ráo.
+ Bước 2: lấy 1 lượng kem vừa đủ ra đầu ngón tay sau đó chấm vào các vùng da ở chân.
+ Bước 3: thoa đều kem nhẹ nhàng, để kem bao phủ hết lên vùng suy giãn tĩnh mạch.
Mỗi ngày nên duy trì sử dụng đều đặn 2-3 lần để có được tác dụng tốt nhất.
Hiệu quả của các loại thuốc bôi giãn tĩnh mạch
Sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vùng da suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp người bệnh cảm nhận được hiệu quả nhanh chóng sau 1 vài tuần.
Các hoạt chất tốt trong sản phẩm này sẽ thẩm thấu qua da, len lỏi vào các thành tĩnh mạch giúp thúc đẩy và hỗ trợ các tĩnh mạch lưu thông một cách dễ dàng. Từ đó khiến cho tình trạng bệnh suy giảm và được đẩy lùi.
Tuy nhiên thuốc bôi chỉ hiệu quả với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông ở gần da. Còn trường hợp suy giãn tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nằm sâu trong lớp cơ thì rất khó có được kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, mặc dù các triệu chứng có giảm nhưng thuốc bôi không giải quyết được gốc rễ của bệnh nên sau khi ngừng sử dụng, các triệu chứng sẽ tái phát trở lại rất nhanh chóng.
Người bệnh cũng cần lưu ý rằng, không phải ở cấp độ giãn tĩnh mạch nào việc bôi thuốc ngoài da cũng mang lại hiệu quả. Trong trường hợp bệnh giãn tĩnh mạch ở cấp độ nặng, chân xuất hiện hiện sưng phù, lở loét… việc sử dụng thuốc bôi sẽ không còn hiệu quả nữa.
Vì những bất lợi trên nên việc sử dụng thuốc bôi hiện nay thường chỉ được coi là biện pháp dùng kèm, hiếm người bệnh nào sử dụng thuốc bôi một cách đơn độc để trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Thay vào đó các bệnh nhân thường sử dụng thảo dược thiên nhiên để tác động tận gốc đến nguyên nhân gây ra bệnh, giúp ổn định tình trạng, phòng ngừa tái phát một cách hiệu quả.
3 Thảo dược giúp trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Theo các chuyên gia, sử dụng thảo dược thiên nhiên là phương pháp mang lại hiệu quả cao mặc dù tác dụng chậm nhưng bù lại rất an toàn lành tính, không gây ra các tác dụng phụ có hại như thuốc tây.
3 Thảo dược thiên nhiên có hiệu quả tốt nhất dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch là:
Cây chổi đậu
Cây chổi đậu (butcher’s broom)
Đây là một loại thảo dược phát triển tự nhiên ở các vùng địa trung hải và châu Âu.
Cây chổi đậu có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn; giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng chân, đau chân, giảm phồng tĩnh mạch, làm tĩnh mạch khỏe hơn.
Đặc biệt nếu sử dụng cây chổi đậu kết hợp với Ginkgo biloba (bạch quả) sẽ tăng cường thêm hiệu quả giúp tăng tuần hoàn máu, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông và làm giảm nguy cơ biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Hạt dẻ ngựa
Cây dẻ ngựa
Đây là loài cây có xuất xứ từ các vùng rừng núi từ Balkan qua Tây Á đến dãy Himalaya. Hiện nay, cây dẻ ngựa được trồng phổ biến như là loài cây cảnh và che bóng mát ở vùng khí hậu ôn đới trên toàn thế giới, đặc biệt là phía Bắc và Tây Âu.
Theo các nhà khoa học, Hạt dẻ ngựa có tác dụng tốt với người bệnh suy van tĩnh mạch là nhờ thành phần hoạt chất Aescin. Hoạt chất này vừa có công dụng trợ tĩnh mạch vừa giúp giảm sưng phù:
+ Aescin làm tăng sản xuất Prostaglandin F2. Prostaglandin F2 ức chế quá trình dị hóa của các mucopolysaccharide ở mô tĩnh mạch làm bền thành mạch, van tĩnh mạch và cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch.
+ Aescin làm tăng tính nhạy cảm đối với các ion Calci, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp của tĩnh mạch, nhờ đó cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương, từ đó giúp giảm phù nề.
Hoa hòe
Hoa Hòe
Hoa hòe là một loại dược liệu, một thảo dược rất quen thuộc với người Việt Nam.
Tuy nhiên rất ít người biết được nó chứa thành phần chính là rutin. Đây là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu, rất có lợi đối với người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã viết trong cuốn sách nổi tiếng: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” rằng: “Rutin (1 loại vitamin P) có tác dụng chủ yếu bảo vệ sức chịu đựng của tĩnh mạch, thiếu chất này sức chịu đựng của thành mạch bị giảm rõ rệt, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ. Trước đây người ta thường cho rằng đó là do thiếu Vitamin C nhưng gần đây mới phát hiện đó là do vitamin P”.
Trước kia việc sử dụng thảo dược chủ yếu bằng phương pháp thủ công là sắc uống. Việc sắc uống sẽ khiến dược chất khó được chắt lọc hết, đồng thời khó đồng đều giữa các lần sắc, việc sử dụng khá cầu kỳ, do vậy hiệu quả đạt được thường sẽ không cao.
Hiện nay, các thảo dược đã được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi với nhiều công nghệ khác nhau. Công nghệ Microfluidizer là giải pháp hàng đầu có thể khắc phục được hoàn toàn các nhược điểm trên. Công nghệ bào chế bậc nhất thế giới của Mỹ và Canada này sẽ chuyển các thảo dược thô sơ sang dạng các hạt kích thước siêu nhỏ, chỉ hàng nanomét giúp khả năng hấp thu và hiệu quả tác dụng sẽ được nâng tầm lên mức tối đa, gấp hàng chục lần so với các phương pháp bào chế truyền thống.
BoniVein – Công thức thảo dược hiện đại đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch
Đi đầu xu hướng sử dụng thảo dược cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch trên thế giới, tập đoàn Viva Nutraceuticals đã ứng dụng công nghệ Microfluidizer vào quá trình chiết xuất và bào chế thảo dược để tạo ra giải pháp hoàn hảo nhất.
Các nhà khoa học của tập đoàn đã dày công nghiên cứu tìm kiếm và tuyển chọn các thảo dược từ khắp mọi nơi trên trái đất.
Công thức thành phần của BoniVein
Trải qua quá trình chọn lọc cũng như thử nghiệm hiệu quả tác dụng kỹ lưỡng, 9 thảo dược thiên nhiên vượt trội nhất đã được lựa chọn bao gồm: hạt dẻ ngựa, hoa hòe, hạt nho, lý chua đen, bạch quả, vỏ thông, hesperidin, diosmin, butcher’s broom. Tất cả được kết hợp hài hòa với nhau để tạo ra công thức toàn diện cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch với tên gọi là BoniVein.
Do đó, chỉ cần sử dụng với liều 4-6 viên mỗi ngày, BoniVein sẽ giúp người bệnh giảm nhanh những triệu chứng đau chân, nặng chân, tê bì, nhức mỏi, chuột rút… sau 2-3 tuần và làm co nhỏ tĩnh mạch suy giãn sau 2-3 tháng.
Đồng thời BoniVein còn giúp tăng cường tuần hoàn, tăng lưu thông khí huyết và làm giảm tối đa nguy cơ biến chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân.
Cảm nhận của người bệnh về hiệu quả của BoniVein
Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn thắc mắc về hiệu quả của BoniVein thì những chia sẻ và cảm nhận của những người bệnh suy giãn tĩnh mạch đã trực tiếp sử dụng sản phẩm dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn:
Chị Tạ Thị Diệu Nguyên (54 tuổi) ở số nhà 16 đường Trường Chinh, khu trung tâm thương mại Tân Châu, thị xã Tân Châu, An Giang
Chị Tạ Thị Diệu Nguyên
“Chị bị suy giãn tĩnh mạch chân đã lâu rồi, thường xuyên bị nặng mỏi, đau nhức, sưng phù, cứ tối đến là những cơn chuột rút kéo đến ầm ầm, chân chị căng cứng không cử động nổi. Thật may vì chị đã sớm biết sản phẩm BoniVein, chị dùng được khoảng 4 lọ là các triệu chứng nặng mỏi, đau nhức, chuột rút, sưng phù cải thiện hẳn. Sau khoảng 2 tháng là các triệu chứng hết hẳn luôn. Chị kiên trì dùng tiếp, các vết thâm tím với tĩnh mạch xanh mờ dần từ lúc nào không ai hay. Sau khoảng 3 tháng thì các vết thâm tím biến mất, các tĩnh mạch xanh nổi lên đã lặn đi được hơn 90% rồi”.
Chú Nguyễn Đình Ngọ (57 tuổi, ở 178/3 Khu Ba Son, phường 17, quận Gò vấp, HCM)
Chú Nguyễn Đình Ngọ
“Từ ngày bị suy giãn tĩnh mạch, chân chú thường xuyên nặng mỏi và đau rát, bước đi rất khó chịu và nặng nề. May mà chú gặp được sản phẩm BoniVein, chú dùng mới có 2 lọ đã cải thiện rồi; chân đỡ đau rát, bớt nặng nề và nhẹ nhõm hơn. Thấy tiến triển tốt nên chú dùng đều lắm, liên tục không quên ngày nào. Sau khoảng 3 tháng sử dụng bệnh đã giảm gần như hoàn toàn rồi, chân bình thường, hết sưng, hết đau, đến cả tĩnh mạch xanh lè nổi ở mắt cá chân cũng bé lại, lặn xuống, nhìn chỉ mờ mờ thôi chứ không còn nổi to nữa”.
Cô Nguyễn Thị Vân Nga ở số nhà 44C, Ấp 1, xã Tất Vân, tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau, điện thoại: 0856.797.272
Cô Nguyễn Thị Vân Nga
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch, khổ sở lắm, chân cô thường xuyên đau đớn khó chịu, không đi lại được, các tĩnh mạch xanh lẹt dưới da nổi lên ngày càng nhiều. Nhưng từ ngày dùng BoniVein mọi chuyện đã khác hẳn, cô dùng BoniVein ngày 4 viên chia làm 2 bữa. Sau 2 tháng là các triệu chứng hết hẳn luôn. Các vết tĩnh mạch xanh lẹt dưới da đã mờ hết không còn dấu vết, cô đi lại bình thường giống lúc chưa có bệnh ấy. Cảm giác bước đi nhẹ bẫng cứ như thoát được một gánh nặng. Giờ cô khỏe mạnh ra hẳn luôn”.
Hy vọng qua bài viết về chủ đề “thuốc bôi giãn tĩnh mạch chân” này, độc giả sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, quý bạn đọc có thể gọi đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
XEM THÊM:
- Tìm hiểu về thực đơn cho người suy giãn tĩnh mạch
- Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY