Trang chủ Kiến thức bệnh học Tất tần tật về cắt trĩ: Chi phí, nên chuẩn bị gì, chăm sóc sau phẫu thuật…

Tất tần tật về cắt trĩ: Chi phí, nên chuẩn bị gì, chăm sóc sau phẫu thuật…

Nội dung chính

 

    Cắt trĩ – tốn kém, đau đớn, nguy hiểm và còn rất nhiều từ khác có thể dùng để miêu tả về cuộc phẫu thuật này. Và bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải bằng cách đưa ra các thông tin về chi phí, những điều cần chuẩn bị, phương pháp chăm sóc sau phẫu thuật và phòng ngừa tái phát, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Kinh nghiệm cắt trĩ – trước, trong và sau khi phẫu thuật

 

Khi nào cần làm phẫu thuật cắt trĩ?

    Phẫu thuật cắt trĩ được chỉ định cho những người có búi trĩ không còn khả năng đàn hồi hoặc đàn hồi kém, búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài như bệnh nhân trĩ nội độ 3, trĩ nội độ 4, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hoặc trĩ vòng khi kèm theo các biến chứng như tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ, nhiễm khuẩn búi trĩ.

 

Phẫu thuật cắt trĩ được chỉ định khi có búi trĩ độ 3 hoặc độ 4

 

Các phương pháp cắt trĩ

    Hiện nay, có 7 phương pháp phẫu thuật búi trĩ phổ biến đó là:

  1. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
  2. Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo
  3. Phẫu thuật cắt trĩ bằng tia Laser
  4. Cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD (khâu triệt mạch trĩ)
  5. Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan
  6. Dùng phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ
  7. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH

 

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo

 

    Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Khi đi khám, bạn sẽ được bác sĩ cung cấp thông tin về các phương pháp này, từ đó đưa ra lựa chọn cho mình. Điều chúng tôi muốn lưu ý với bạn đó là những tiêu chí cần quan tâm để quyết định thực hiện phương pháp nào, đó là:

  • Độ an toàn của phương pháp phẫu thuật
  • Mức độ gây đau đớn khi phẫu thuật
  • Mức độ xâm lấn
  • Tỷ lệ gặp biến chứng sau phẫu thuật
  • Chi phí phẫu thuật
  • Thời gian tiến hành phẫu thuật và phục hồi sau phẫu thuật
  • Cơ sở thực hiện có uy tín hay không?
  • Tính thẩm mỹ

 

Cắt trĩ có đau không?

    Có thể bạn đã thấy ở đâu đó người ta quảng cáo về một phương pháp cắt trĩ tiên tiến không gây đau đớn, nhẹ nhàng, phẫu thuật xong có thể đi lại bình thường… Tất cả những điều đó đều là quảng cáo. Sự thật là phương pháp phẫu thuật trĩ nào cũng gây đau, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau mà thôi.

    Trong quá trình cắt trĩ, thông thường chúng ta sẽ không đau hoặc ít đau do có sự hỗ trợ bởi thuốc tê. Nhưng sau khi cắt xong, bạn hình dung búi trĩ cũng là một phần máu thịt của cơ thể, khi bị cắt đi sẽ gây đau đớn. Hậu môn là khu vực khá nhạy cảm, thường phải chịu tác động do người bệnh vẫn phải đi đại tiện sau phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân dễ bị đau đớn bởi các yếu tố về nhiễm khuẩn do vi khuẩn và rối loạn đại tiểu tiện.

 

Cắt trĩ có đau không?

 

    Một số phương pháp phẫu thuật được đánh giá là ít gây đau hiện nay đó là: Cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler, phương pháp cắt trĩ Longo.

    Anh Nguyễn Trọng Châu, 53 tuổi ở số 43 kp Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, người bị bệnh trĩ 20 năm nay và đã trải qua 2 lần cắt trĩ đã chia sẻ với chúng tôi: “Năm 2005, vì bũi trĩ của anh đã chuyển sang độ 4 nên anh được làm phẫu thuật cắt trĩ. 5 năm sau, anh tới bệnh viện 175 ở Sài Gòn để làm phương pháp thắt vòng búi trĩ vì bệnh trĩ độ 4 lại tái phát. Phương pháp này không tốn kém nhiều, chỉ độ vài ba triệu thôi nhưng nó khiến anh đau đớn khủng khiếp, thời gian để lành lại rất lâu, phải mất cả tháng trời anh mới vận động và đi làm lại bình thường được”.

 

Anh Nguyễn Trọng Châu

 

Chi phí cắt trĩ

    Chi phí cắt trĩ có thể dao động từ thấp đến cao tùy thuộc vào từng phương pháp và cơ sở thực hiện. Sau đây là mức giá tham khảo sau khi chúng tôi tìm hiểu về giá ở một số bệnh viện lớn:

  • Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT có giá khoảng từ 7.000.000 – hơn 10.000.000vnđ.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp Longo có giá khoảng từ 5.000.000 – 7.000.000vnđ.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp PPH có giá khoảng từ 6.000.000 – 10.000.000vnđ.
  • Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan có giá từ 3.000.000 – 5.000.000 vnđ.
  • Cắt trĩ bằng tia laser có giá khoảng từ 4.000.000 – 6.000.000 (VNĐ).
  • Cắt trĩ bằng phương pháp cổ điển khoảng hơn 3.000.000 (VNĐ).

    Lưu ý: Trên đây chỉ là bảng giá cắt trĩ tham khảo, chưa tính kèm các chi phí phát sinh khác (chi phí thăm khám ban đầu, phí dịch vụ, tiền giường nằm, tiền thuốc men sau phẫu thuật; tiền tái khám…

 

Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền?

 

Cắt trĩ có phải nằm viện không?

    Tùy thuộc vào từng phương pháp phẫu thuật mà người bệnh có phải nằm viện sau khi cắt trĩ hay không. Thông thường, các phương pháp hiện đại ngày nay thì người bệnh không phải nằm viện lâu, chỉ mất thời gian chưa đến 24 giờ cần ở lại bệnh viện để theo dõi, sau đó sẽ được xuất viện và tự chăm sóc sau phẫu thuật tại nhà.

    Ví dụ, khi cắt trĩ bằng phương pháp longo, thời gian nằm viện khá ngắn, trung bình là từ  10h – 24h sau mổ. Sau mổ khoảng 6h là thời gian theo dõi vấn đề chảy máu, 10h – 24h để theo dõi các biến chứng của gây mê, gây tê.

 

Cắt trĩ có phải nằm viện không?

 

Cắt trĩ bao lâu thì lành?

    Việc cắt trĩ bao lâu thì lành cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phẫu thuật, các biện pháp chăm sóc và nghỉ ngơi sau khi cắt, thể trạng của từng người bệnh…

    Thời gian hồi phục hoàn toàn của người bệnh cắt trĩ có thể dao động từ 15 – 25 ngày nếu được chăm sóc sức khỏe tốt ngay sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Nếu không, thời gian có thể cần đến 1-2 tháng và dài hơn nữa nếu xuất hiện những biến chứng hoặc nhiễm trùng sau khi phẫu thuật.

    Việc chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt trĩ là một việc vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến thời gian phục hồi mà còn tác động trực tiếp đến nguy cơ gặp biến chứng, mức độ đau đớn trong thời gian hồi phục và nguy cơ tái phát búi trĩ về sau.

 

Các biến chứng có thể gặp phải khi cắt trĩ

Sau khi cắt trĩ, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như sau:

– Xuất huyết: Khu vực phẫu thuật xuất hiện máu, có thể nhiều hoặc ít. Nếu mức độ chảy máu nhiều không tự cầm được, bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra lại vết mổ và xử trí kịp thời.

– Nhiễm trùng tại chỗ: Vết thương sau mổ trĩ có thể bị nhiễm trùng, thậm chí lở loét và gây hoại tử nếu không được điều trị kịp thời.

– Đại tiện không tự chủ: Bệnh nhân có thể bị són phân trong vài ngày đầu sau mổ do nong hậu môn quá đột ngột và quá mạnh.

– Hẹp hậu môn: Biến chứng hẹp hậu môn cũng rất dễ gặp sau phẫu thuật cắt trĩ. Tình trạng này khiến việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, sợ đi đại tiện. Đồng thời, đây cũng là yếu tố nguy cơ khiến bệnh trĩ dễ tái phát sau phẫu thuật.

 

Hẹp hậu môn là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt trĩ

 

Những lưu ý về chăm sóc sau cắt trĩ

    Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần đặc biệt chú ý:

– Vệ sinh sạch sẽ vết mổ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha muối loãng. Rửa nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm tổn thương vết mổ. Sau khi vệ sinh vết mổ xong dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng vết thương. Có thể sát khuẩn lại vết thương bằng dung dịch betadine 10% (nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ điều trị).

– Lập chế độ ăn hợp lý: Nên ăn các loại thức ăn nhừ, mềm ở dạng lỏng như cháo, súp… tăng cường chất xơ, rau xanh giúp tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa chứng táo bón có thể xảy ra. Không ăn các đồ ăn cay nóng, uống các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, cafe…

– Dùng thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật.

– Uống thuốc giảm đau khi cần.

– Hạn chế vận động trong 1-2 ngày đầu sau phẫu thuật.

– Tái khám đúng hẹn nhằm theo dõi tình hình phục hồi vết thương sau cắt trĩ. Nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cần thông báo ngay với bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời.

 

Các phòng ngừa búi trĩ tái phát

    Cắt trĩ không phải là phương pháp sẽ giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này. Sau khi phẫu thuật, nếu không kiểm soát bệnh tốt, một thời gian sau búi trĩ sẽ xuất hiện trở lại. Như trường hợp của anh Nguyễn Trọng Châu đã được nhắc tới ở trên, sau khi phẫu thuật búi trĩ của anh vẫn tái phát trở lại. Vì vậy, để không phải lên bàn mổ trĩ một lần nữa, bạn cần thực hiện nghiêm túc các phương pháp sau đây:

– Không nên ngồi quá lâu ở một vị trí. Sau mỗi khoảng thời gian 30 phút – 1 tiếng, hãy đứng dậy đi lại hoặc thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút.

– Tập thể dục đều đặn hàng ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, stress như đi bộ, bơi lội, tập yoga…

– Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh và hoa quả tươi: Cải bắp, rau cải xanh, súp lơ, cam, quýt, chuối, đu đủ…

 

Tăng cường ăn rau để bổ sung chất xơ, phòng ngừa táo bón

 

– Hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… các chất kích thích như: Bia, rượu, trà, cà phê,…

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn để hạn chế tình trạng táo bón.

– Uống BoniVein + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày, uống đều đặn hàng ngày. Anh  Nguyễn Trọng Châu sau lần mổ trĩ thứ 2 đã quyết định dùng BoniVein + và thu được hiệu quả ngoài mong đợi. Anh chia sẻ: “Sau khi uống BoniVein + được 1 tháng,  triệu chứng đau rát, chảy máu đã không còn, búi trĩ đã co hơn trước rồi. Rõ rệt nhất là sau 3 tháng, búi trĩ chỉ còn 20%, chỉ khi rặn mới lồi ra bằng hạt đậu xong rồi lại thụt vào không thấy đâu nữa. Đến giờ anh vẫn đang dùng BoniVein + với liều 2 viên/ngày để phòng triệu chứng tái phát”.

 

Sản phẩm BoniVein + của Mỹ

 

BoniVein + là gì?

   Trĩ là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, mất đàn hồi dần dần tạo thành búi trĩ. Khi có phương pháp giúp làm bền và co thành tĩnh mạch, cải thiện độ đàn hồi thành mạch ở vùng hậu môn trực tràng thì búi trĩ sẽ dần dần được co lại, phòng ngừa nguy cơ phải cắt trĩ cho người bệnh. 

BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, tác động được vào căn nguyên của bệnh trĩ nhờ các thành phần:

– Hạt dẻ ngựa: Thành phần chính của hạt dẻ ngựa là Aescin – hoạt chất có khả năng giúp giảm tính thấm mao mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, đồng thời giúp chống viêm, giảm sưng đau.

– Hoa hòe: Rutin là một flavonoid chiết xuất từ hoa hòe có tác dụng giúp làm bền và tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, cải thiện các triệu chứng bệnh, phòng ngừa nguy cơ sa búi trĩ.

– Vỏ cam chanh: Diosmin và Hesperidin là những flavonoid được chiết xuất từ vỏ quả họ cam chanh có tác dụng giúp cải thiện trạng thái căng giãn của tĩnh mạch, giảm ứ trệ máu ở tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn.

Như vậy, những thành phần trên giúp làm tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ, giảm các triệu chứng khó chịu, co nhỏ búi trĩ, đồng thời giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ tái phát.

    Trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết về quá trình phẫu thuật cắt trĩ. Nếu búi trĩ của bạn còn ở độ 1, độ 2, độ 3 thì bạn nên dùng BoniVein + ngay từ bây giờ để cải thiện bệnh hiệu quả. Trong trường hợp đã cắt trĩ thì bạn cũng không nên bỏ qua BoniVein + nếu không muốn tiếp tục phải nằm lên bàn phẫu thuật. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

[contact-form-7 id="611"]
[contact-form-7 id="417"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Hotline: 1800 1044